Hoa rừng "đổ bộ" xuống phố đón Tết sớm

(Sóng trẻ) - Còn hơn hai tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, nhưng những ngày này đào rừng, lê rừng đã rục rịch xuống phố.

Theo ghi nhận của PV, dọc các con phố Lạc Long Quân, Âu Cơ, Nghi Tàm, chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) xuất hiện nhiều hoa lê trắng được các tiểu thương đưa từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai phục vụ người dân Thủ đô.

Những ngày này, người dân Hà Nội khi đi qua khu vực chợ hoa Quảng An, quận Tây Hồ sẽ khó để không bị thu hút bởi những cành hoa lê hay hoa mận, được người bán dựng học hai bên bờ đê. (Ảnh: Vy Anh).
Những ngày này, người dân Hà Nội khi đi qua khu vực chợ hoa Quảng An, quận Tây Hồ sẽ dễ bắt gặp những cành hoa lê hay hoa mận được dựng dọc hai bên bờ đê. (Ảnh: Vy Anh).

Anh Mạnh Hùng (một tiểu thương buôn lê rừng) chia sẻ: "Những cành hoa này được đưa từ các tỉnh miền núi phía Bắc như Lạng Sơn, Lào Cai, Hà Giang, Bắc Giang… về Thủ đô. Giá mỗi cành hoa động từ vài trăm đến vài triệu đồng, tùy thuộc vào độ to nhỏ, dáng thế khác nhau, so với hoa đào, hoa lê thường lâu tàn và nở thành chùm lớn, do đó việc chọn mua hoa lê vào thời điểm này vừa thư thả lại vừa trưng được lâu". 

Hoa lê (hay còn gọi là hoa lê trắng, hoa mắc cọp) vốn được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc như: Cao Bằng, Lào Cai, Hà Giang, Lạng Sơn… (Ảnh: Vy Anh).
Hoa lê (hay còn gọi là hoa lê trắng, hoa mắc cọp) vốn được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc như: Cao Bằng, Lào Cai, Hà Giang, Lạng Sơn… (Ảnh: Vy Anh).
"Giống hoa rừng thường nhìn nó mộc mạc, thô sơ, cổ kính nhưng nó lại rất bền. Người chơi loài hoa này ít nhất phải từ 1 đến 2 tháng mới cần bỏ", anh Hùng (đúng thứ 3 từ trái qua phải) chia sẻ.
Cánh của hoa lê tròn đều, nhị phớt hồng mang nét đẹp trong trẻo, tinh khôi biểu tượng cho sự nhẹ nhàng, thanh thoát của hương vị Tết miền sơn cước. Hoa lê trắng có ngoài vẻ đẹp và độ bền còn biểu tượng cho sự hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, tổ tiên, nên nhiều người dùng những cành nhỏ cắm một bình đặt lên bàn thờ. (Ảnh: Vy Anh)
Cánh của hoa lê tròn đều, nhị phớt hồng mang nét đẹp trong trẻo, tinh khôi biểu tượng cho sự nhẹ nhàng, thanh thoát của hương vị Tết miền sơn cước. Hoa lê trắng có ngoài vẻ đẹp và độ bền còn biểu tượng cho sự hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, tổ tiên, nên nhiều người dùng những cành nhỏ cắm một bình đặt lên bàn thờ. (Ảnh: Vy Anh)

“Quê gốc ở Mộc Châu nên năm nào tôi cũng mua hoa lê về chơi Tết. Năm nay Tết đến sớm nên giờ chơi lê là thời gian đẹp, sau đó đến gần Tết lại chơi cành đào, nó thành một cái nếp chơi trước Tết 1 - 2 tháng. Mỗi thứ cây cảnh vào nhà làm cho không khí, tinh thần, cuộc sống vui hơn", bác Nguyễn Tiến Trường (Hoàng Mai, Hà Nội) bày tỏ. 

Những cành lê rừng thường có chiều cao vài mét, được bó chặt tán để tiện vận chuyển, khi bày bán sẽ được dựng chụm đầu các cành vào nhau theo hình chữ “A” để tạo chân choãi, cành nọ tựa vào cảnh kia. Bên dưới mỗi cành đào rừng là một vật đựng nước, cắm gốc cho đào tươi, giữ nhựa.. (Ảnh: Vy Anh).
Những cành lê rừng thường có chiều cao vài mét, được bó chặt tán để tiện vận chuyển, khi bày bán sẽ được dựng chụm đầu các cành vào nhau theo hình chữ “A” để tạo chân choãi, cành nọ tựa vào cảnh kia. Bên dưới mỗi cành đào rừng là một vật đựng nước, cắm gốc cho đào tươi, giữ nhựa.. (Ảnh: Vy Anh).

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Triển lãm “Cây Quân tử”: Khi tranh phác họa từ văn chương

Triển lãm “Cây Quân tử”: Khi tranh phác họa từ văn chương

Tin nổi bật20 giờ trước

(Sóng trẻ) - Triển lãm ”Cây Quân Tử” là triển lãm cá nhân thứ hai của họa sĩ trẻ Hoàng Thiện Phúc lấy cảm hứng từ những nét đẹp cảnh quan tự nhiên và văn hóa đang thay đổi tại quê hương - làng chài ven biển thuộc tỉnh Bình Thuận.

Triển lãm “Ngày rộng” – Khoảng lặng giữa nhịp sống hiện đại

Triển lãm “Ngày rộng” – Khoảng lặng giữa nhịp sống hiện đại

Tin nổi bật21 giờ trước

(Sóng trẻ) - Triển lãm “Ngày rộng” không đơn thuần là nơi trưng bày về nghệ thuật mà là không gian để giới trẻ tìm về những khoảnh khắc yên bình, thoát khỏi cuộc sống hối hả và suy ngẫm về chính mình.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trước thềm đón khách tham quan

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trước thềm đón khách tham quan

Tin nổi bật1 ngày trước

(Sóng trẻ) - Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tại địa chỉ mới ở quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội chính thức mở cửa đón khách tham quan từ ngày 1/11/2024 và miễn phí tham quan đến hết tháng 12/2024.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN