Họa sĩ Vương Văn Thạo – người “giữ” Hà Nội trong những khối hình trong suốt

(Sóng trẻ) - Hà Nội nằm yên. Hà Nội được bao bọc. Hà Nội “đông cứng”. Hà Nội không tấp nập ồn ã, không bon chen. Hà Nội “rạn nứt” bởi thăng trầm của lịch sử, của thời gian. Đó là những điều người dân Hà Nội hay du khách nước nài có thể nhận thấy khi đến với triển lãm của họa sỹ Vương Văn Thạo – triển lãm với tên ̣i “Hà Nội hóa thạch”.

Có rất nhiều nghệ sỹ nặng lòng với mảnh đất thủ đô đã cho ra mắt những tác phẩm độc đáo, hấp dẫn bằng tranh vẽ, bằng những bức ảnh khắc họa những địa danh, những dấu ấn không thể bỏ qua của mảnh đất kinh kỳ

Vương Văn Thạo cũng là một người nghệ sĩ dành mối quan tâm sâu sắc cho Hà Nội. Nhưng để bộc lộ mối quan tâm ấy, Vương Văn Thạo đã tìm cho mình một lối đi riêng, hay đúng hơn, một chất liệu riêng. Chọn một chất liệu độc đáo: thủy tinh trong suốt, tác giả của “Hà Nội hóa thạch” đã thổi hồn vào từng địa danh, từng dấu ấn đặc trưng của đất kinh kỳ: những cửa ô, Nhà thờ lớn, dãy phố cổ, cầu Long Biên…Vương Văn Thạo đã mang đến triển lãm một số tác phẩm ông sáng tác từ năm 2006 đến 2013.

Một Nhà thờ lớn thu nhỏ đậm chất cổ kính, một cột điện chằng chịt dây tỏa đi nhiều ngả đường với tấm biển treo đề tên phố: Hàng Vôi, một “thiên thần Tễu” ngộ nghĩnh tươi cười, một dãy phố cổ mang dấu ấn của lịch sử, của thời gian… là đặc trưng của Thủ đô văn hiến.


195c44308_anh1.jpg
Nhà thờ lớn

195c44308_photo0865.jpg
Dãy phố cổ

“Dãy phố cổ” với 18 ngôi nhà tượng trưng cho 36 phố phường Hà Nội là tác phẩm có kích thước lớn nhất trong số các tác phẩm ́p mặt tại triển lãm lần này: 230cm (dài) x 10cm (dày), nét cổ kính, rêu phong có thể nhận thấy rõ qua chất liệu thủy tinh trong suốt. Màu vàng của chất liệu bao bọc mang đến cho người xem cảm giác hoài cổ, yên bình.

Cách bố trí tác phẩm trong triển lãm cũng khá thú vị: tác phẩm hóa thạch “Tháp Rùa” được đặt ở vị trí trung tâm của phòng triển lãm biểu tượng cho trung tâm Hà Nội, xung quanh là các tác phẩm khắc họa phố cổ, Nhà thờ lớn, cầu Long Biên… Triển lãm giúp người xem hình dung về một Hà Nội thu nhỏ, và cùng với tác phẩm “Loa phát thanh”, “Phố cổ”, một Hà Nội của quá khứ đã hiện lên giữa lòng hiện tại một cách đầy chân thực, rõ nét.
  
80ff02450_photo0887.jpg
Tháp Rùa

195c44308_photo0876.jpg
Thiên thần Tễu

195c44308_photo0868.jpg
Loa phát thanh

Điểm ấn tượng của triển lãm chính là bộ ba mô hình “Cầu Long Biên” được hóa thạch. Hình dạng của 3 mô hình là giống nhau nhưng kích thước và màu sắc lại có sự khác biệt. Mô hình lớn nhất, dễ thấy nhất lại là mô hình có màu sắc nhạt nhòa nhất. Có vẻ như, Vương Văn Thạo muốn đặt vấn đề về vị trí của cầu Long Biên trong lòng người dân Thủ đô, trong lòng xã hội hiện đại: càng lúc càng mờ nhạt, càng lúc càng vắng bóng, nếu như không có vấn đề bảo tồn cầu Long Biên xuất hiện gần đây.

195c44308_photo0875.jpg
Cầu Long Biên

Đến với triển lãm lần này, họa sỹ Vương Văn Thạo cũng muốn ́p một tiếng nói trong vấn đề bảo tồn và gìn giữ những di sản văn hóa. Họa sỹ nói: “Khi đứng trước tác phẩm của tôi, mỗi chúng ta sẽ tự suy ngẫm về những giá trị mang tính lịch sử của thành phố, và mỗi người sẽ tự chọn cho mình một cách giữ gìn và bảo tồn những giá trị văn hóa đó.” (theo Thể thao và Văn hóa) 

Triển lãm “Hà Nội hóa thạch” diễn ra trong thời gian mà vấn đề bảo tồn cầu Long Biên vẫn đang là mối quan tâm của người dân Hà Nội, của lãnh đạo các cơ quan chức năng.

Bằng tình yêu mảnh đất Hà Thành, trong triển lãm lần này, Vương Văn Thạo đã truyền nguồn cảm hứng vào những tác phẩm được tạo bởi những chất liệu tưởng như khô cứng, nặng nề. Vương Văn Thạo đã giữ một Hà Nội trong những khối hình trong suốt, đó không đơn thuần là “hóa thạch”,mà là “hóa thạch sống”, đó không phải là cách để giới hạn, để “đóng băng” quá khứ, mà đó là cách để nói lên ước muốn gìn giữ và bảo tồn. 

Triển lãm “Hà Nội hóa thạch” khai mạc vào ngày 10/3/2013 tại Trung tâm văn hóa Việt Ý (18 Lê Phụng Hiểu, Hoàn Kiếm, Hà Nội) và sẽ còn kéo dài đến hết ngày 23/3/2014.

Họa sỹ Vương Văn Thạo sinh năm 1969 tại Hà Nội, tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Hà Nội năm 1995.Từ năm 2007 đến nay, ông đã thực hiện rất nhiều triển lãm đơn và nhóm, Vương Văn Thạo cũng là người thành công nhờ các tác phẩm hóa thạch. 

Năm 2008, dự án “Những hóa thạch sống” của ông đã lọt vào tốp 10 tác phẩm của châu Á – Thái Bình Dương trong cuộc thi APB Foundation Singapore Art Prize (cuộc thi do Quỹ Asia Pacific Breweries và Bảo tàng Mỹ thuật Singapore phát động). Năm 2011, Vương Văn Thạo cho ra mắt khối hóa thạch về những cổng làng, cổng đình, cổng ñ còn sót lại nơi Thủ đô tại triển lãm “Làng trong phố” (trung tâm văn hóa Pháp, Tràng Tiền, Hà Nội).

Bài và ảnh: Bùi Ngọc Hà

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN