Có một người chăn trâu trở thành huyền thoại!

(Sóng trẻ) - “Huyền thoại” chăn trâu ấy là Hồ Giáo, người đã hai lần được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động, một nhân vật quen thuộc với nhiều thế hệ học trò qua câu chuyện “Đàn bê của anh Hồ Giáo”. 

Nhiều người sau khi được vinh danh các danh hiệu cao quý thì quên mất đi công việc của bản thân, thậm chí còn quên mất cả hành trình và nghĩa vụ của danh hiệu đó. Nhưng Hồ Giáo không phải là người như vậy. Biết bao bằng khen đã được trao đến tay ông, biết bao sự ghi nhận dành cho ông, biết bao bài báo, tác phẩm nghệ thuật đã chọn ông là nhân vật, Và có những lúc, Hồ Giáo còn có cơ hội để trở thành một cán bộ quản lý. Nhưng, danh hiệu và sự ghi nhận chẳng phải bao giờ là mục tiêu hay đích đến của người đàn ông Quảng Ngãi này. Ông chọn cho mình một lối sống thanh cao, ngời sáng và trong trẻo với công việc của một người chăn trâu, nuôi bò. Hồ Giáo là hình mẫu của một nhân cách vượt qua vòng danh lợi để cống hiến cho đất nước, cho nhân dân từ những điều nhỏ nhất.

0142de33a_gapanhhunghogiaotrongtrangsach1444886684.jpg
Hồ Giáo qua đời ngày 14/10, hưởng thọ 86 tuổi (Ảnh: Internet)

“Anh Hồ Giáo” hai lần được phong tặng danh hiệu “Anh hùng lao động” vào năm 1966 và năm 1986, tức đúng tròn 20 năm, điều không ai cũng làm được, vậy mà người nông dân chất phác ấy có thể làm được. Hồ Giáo từng có nhiều khóa được dân tin yêu bầu vào vị trí Đại biểu Quốc hội nhưng khi ông mất đi người ta tiếc thương, lưu luyến ông với một danh hiệu không thể giản dị hơn được nữa “người chăn trâu vĩ đại”. Dẫu rằng có thể ông không cần cái sự vĩ đại ấy và cũng không bao giờ phấn đấu để trở thành một anh hùng chăn nuôi hay một huyền thoại. Nhưng Hồ Giáo đã truyền cảm hứng, hay nói đúng hơn khơi dậy một tinh thần cống hiến giản đơn mà hết mình cho những người đi sau, cho thế hệ trẻ kế cận.

0142de33a_anhhunghogiaoquadoijpg99971444882120.jpg
Anh hùng lao động Hồ Giáo sinh năm 1930, người Quảng Ngãi (Ảnh: Internet)

Người anh hùng chăn nuôi ấy đã “về với cỏ” như hình ảnh một người nông dân vừa cày xong thửa ruộng và thiếp ngủ đi trên chính cánh đồng thành quả của mình. Một đời gắn bó với những con trâu, con bò đến nỗi không có ông đàn trâu chẳng chịu ăn. Thế mới biết tình cảm giữa con người và loài vật cũng được xây đắp từ những điều giản dị nhất và tất nhiên không một chút màu mè.

Hàng triệu người đang tiếc thương một người anh hùng lao động ngành chăn nuôi. Và biết đâu những con trâu của Hồ Giáo cũng đang tiếc thương cho một ông chủ quá ư hiền từ, dân dã, người đã vừa về với đất mẹ, phía dưới lớp cỏ xanh. Hồ Giáo thực sự là một tấm gương sáng về lao động để giới trẻ hiện nay và rất nhiều thế hệ sau nữa học hỏi và noi theo. Vĩnh biệt ông, vĩnh biệt một người chăn trâu đã đi vào huyền thoại! 

Lê Quang Đức 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN