Hoàng thành Thăng Long trưng bày trang phục vua Nguyễn, chúa Trịnh

(Sóng trẻ)- Tại điện Kính Thiên của Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, du khách được tham quan triển lãm các trang phục vua Nguyễn, chúa Trịnh. Những trang phúc vua chúa vừa như là nhân chứng lịch sử vừa như các tác phẩm nghệ thuật.

Trong một giai đoạn mà đất nước biến động vào thế kỉ IX và những năm đầu thế kỉ XX, hiếm có ai lưu tâm đến việc lưu giữ những kỉ vật, vì thế mà nhiều chiếc hoàng bào kim sa hay áo ngự hàn viên long được các nhà sưu tầm tìm được ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới như Pháp, Algerie, Thái Lan, Mỹ,…Chúng vẫn còn nguyên vẹn khi về Việt Nam ra mắt. 

Nhà sưu tập Trịnh Bách chia sẻ: “Có những cái nguyên gốc mà trước giờ chưa ai thấy. Thứ nhất là áo ngựa hàn của chúa Trịnh và áo dài của chúa Trịnh là trong cùng trong một bộ. Những cái này là ngày xưa vương thất nhà Trịnh họ mang vào trong Thanh Hóa lúc mà Thăng Long bị bên Tây Sơn chiếm. Còn cái thứ hai là áo long cổn cũng là cái mà ngay như ngày xưa cũng ít ai được thấy là vì lúc mặc chỉ để tế giao thôi. Trong lễ tế giao thì có một cái áo sa phủ ngài áo này nên ít ai thấy được cái áo này.”  

Bộ sưu tập này thuộc sở hữu của nhà nghiên cứu Trịnh Bách và tổ chức “Trinh Family Foundation” (Mỹ). Bộ sưu tập bao gồm 15 bộ trang phục của các vua, hoàng hậu Việt Nam, vua Nguyễn, chúa Trịnh và các hoàng tử. 

4ec917f0c_1.jpg

4ec917f0c_2.jpg
Chiếc “Long bào mây lam” của Vua Đồng Khánh (1864-1889)

4ec917f0c_3.jpg
Áo bào loan phượng (bên trái) của Trưởng công chúa triều Nguyễn với hình con chim phượng hoàng ở giữa cùng nhiều họa tiết, hình vẽ bao quanh. Áo "Song thọ" (bên phải) thường được giới quý tộc xưa sử dụng làm trang phục trong cung cấm

Chiêm ngưỡng bộ sưu tập có thể thấy bàn tay tài hoa của người thợ thủ công Việt Nam trong những thế kỉ trước cực kì khéo léo và tinh xảo cũng như trình độ thẩm mĩ rất cao. Không chỉ vậy, sự tinh tế, cầu kì trong trang phục vua chúa Việt Nam triều Nguyễn cũng đã thể hiện sự xa hoa và cao quý trong phong cách vua chúa nước ta trước đây. Bộ sưu tập đóng vai trò quan trọng bổ sung cho lịch sử văn hóa và các hoạt động nghệ thuật tái hiện cổ trang. 

Hồng Vân
ĐPTK35

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN