Hoạt động ngoại khóa và phép toán về sự cân bằng

(Sóng trẻ) - Nền giáo dục hiện đại mang đến các dự án ngoại khóa hấp dẫn, tạo cơ hội cho người trẻ phát triển bản thân. Tuy nhiên thay vì xác định mục tiêu rõ ràng, nhiều sinh viên tham gia “ồ ạt”, thiếu định hướng dẫn đến những hệ lụy đáng tiếc.

“Thoát kén” nhờ các hoạt động ngoại khoá

Khác với chương trình học tập truyền thống, các hoạt động ngoại khoá thu hút người trẻ bởi không gian mở với nhiều trải nghiệm thực tế, giúp trau dồi những kỹ năng thiết yếu thường bị bỏ quên trong môi trường học thuật.

Báo cáo Nghiên cứu Thế hệ trẻ Việt Nam (2020) của British Council (Hội đồng Anh) đã thống kê ra những kỹ năng nghề nghiệp được người trẻ Việt Nam đặc biệt coi trọng. Trong đó, kỹ năng giao tiếp dẫn đầu, chiếm 78%. Tiếp theo là kỹ năng sáng tạo (48%) và kỹ năng làm việc nhóm (35%). Bên cạnh đó, các kỹ năng như quản lý thời gian, tư duy phân tích và kỹ năng liên nhân cũng được giới trẻ quan tâm với tỷ lệ ủng hộ đạt 21%.

1.jpg
Biểu đồ khảo sát “Các kỹ năng tổng quát quan trọng nhất khi đi làm”. (Ảnh: British Council Việt Nam)

Đa số người tham gia nghiên cứu đều chung nhận định về các chương trình giáo dục hiện nay còn nặng kiến thức học thuật, chưa chú trọng phát triển những kỹ năng mềm cần thiết cho sự thăng tiến trong công việc. Chính vì vậy, nhiều bạn trẻ đã chủ động tham gia các hoạt động ngoại khóa để trau dồi thêm kỹ năng và kinh nghiệm.

Nắm bắt xu hướng trên, Đặng Kiều Oanh (21 tuổi), thành viên Hội Sinh viên Việt Nam tại Đại học Sư phạm Thủ đô Bắc Kinh (CNU), đã chủ động tham gia các hoạt động ngoại khóa và dự án cộng đồng. Oanh chia sẻ: "Mình học được cách lên kế hoạch, triển khai nội dung và xây dựng tương tác trên mạng xã hội - đây là những kỹ năng mình không được học từ chuyên ngành chính."

Không chỉ vậy, hoạt động ngoại khóa còn giúp Oanh trở nên tự tin, chủ động hơn trong giao tiếp, từ đó xây dựng được các mối quan hệ chất lượng: “Nhờ những trải nghiệm này, mình đã có cơ hội thực hành kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm. Ngoài ra, mình cũng làm quen được với các anh chị khóa trên, thầy cô cố vấn và bạn bè. Đây là nguồn hỗ trợ quý giá giúp mình định hướng và phát triển sự nghiệp sau này”.

2.jpg
Hoạt động ngoại khoá giúp Kiều Oanh (ngoài cùng bên phải) trở nên tự tin hơn. (Ảnh: NVCC)

Tiềm ẩn hệ luỵ mất cân bằng

Mặc dù hoạt động ngoại khóa mang lại nhiều lợi ích, nhưng việc tham gia quá nhiều cũng tiềm ẩn những hạn chế. Kiều Oanh thừa nhận, để tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng, cô đã phải đánh đổi không ít, từ sức khỏe đến các mối quan hệ xã hội.

“Mình bị mất kết nối với vài người bạn khá thân trước đây ở Việt Nam vì quá bận. Nhiều khi mình không có đủ thời gian để gọi về cho gia đình và chăm sóc cho bản thân” - Oanh tâm sự.

Giống với Kiều Oanh, Nguyễn Anh Thư (21 tuổi), sinh viên trường Đại học Thủ đô Hà Nội chia sẻ: “Có những lúc mình phải hoàn thành nhiều công việc, từ việc học trên lớp đến chuẩn bị cho các sự kiện. Điều này khiến mình cảm thấy căng thẳng, thậm chí nhiều đêm phải thức khuya để kịp hoàn thành".

3.jpg
Anh Thư thường bị quá tải trong thời gian đầu tham gia các hoạt động ngoại khoá. (Ảnh: NVCC)

Để tránh tình trạng kiệt sức trước khối lượng công việc lớn, Anh Thư đã chủ động điều chỉnh kế hoạch. Cô bạn thường chia nhỏ mục tiêu, đặt thời hạn hoàn thành và tận dụng thêm các ứng dụng quản lý thời gian. Mỗi khi gặp áp lực, Thư chọn cách chia sẻ với bạn bè, đồng đội để nhận được sự hỗ trợ.

Ưu tiên chất lượng hơn số lượng

Đánh giá về xu hướng của các dự án cộng đồng và hoạt động ngoại khoá hiện nay, anh Trương Thế Vinh (Phó Trưởng ban Tổ chức Quỹ Phát triển sinh viên Học viện Ngoại giao; Chủ nhiệm Câu lạc bộ Pháp ngữ Học viện Ngoại giao…) nhận định sinh viên hiện nay rất năng động, sáng tạo khi tự khởi xướng và kêu gọi bạn bè tham gia các dự án ngoại khóa. Tuy nhiên, một số bạn chưa biết cách sắp xếp thời gian, dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe và hiệu suất làm việc.

Anh Vinh nêu quan điểm, sinh viên dễ mất cân bằng giữa hoạt động ngoại khóa và các nhiệm vụ khác nếu tham gia thiếu chọn lọc. "Tùy từng thời điểm, sinh viên nên ưu tiên hoạt động nào để đạt hiệu quả tốt nhất" - anh Vinh chia sẻ.

Dựa trên kinh nghiệm quản lý và hỗ trợ người trẻ tham gia hoạt động ngoại khóa, anh Vinh khuyến nghị: "Sinh viên cần lựa chọn kỹ lưỡng trước khi tham gia bất kỳ hoạt động nào. Nên cân nhắc dựa trên năng lực và sức khỏe của bản thân để tham gia một cách hợp lý, tránh ảnh hưởng đến học tập và các công việc khác".

4.jpg
Anh Vinh khuyến khích sinh viên nên tham gia các dự án ngoại khoá có chọn lọc. (Ảnh: NVCC)

Anh Vinh đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của thái độ khi tham gia hoạt động ngoại khóa: "Nếu đã tham gia, sinh viên cần chủ động, tích cực và có trách nhiệm với công việc chung. Thái độ thờ ơ, thiếu tập trung sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của cả tập thể".

Không thể phủ nhận các hoạt động ngoại khóa và dự án cộng đồng mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho giới trẻ. Song, để đạt được hiệu quả cao nhất, sinh viên cần chủ động tìm hiểu để đưa ra được những lựa chọn phù hợp với bản thân. Tránh tình trạng tham gia thụ động, chạy theo phong trào mà không mang lại kết quả thực sự.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Tọa đàm "Trường học hay Trường đời?" thu hút đông đảo sinh viên tại Đại học Thương mại

Tọa đàm "Trường học hay Trường đời?" thu hút đông đảo sinh viên tại Đại học Thương mại

Tin nổi bật50 phút trước

(Sóng trẻ) - Sáng 14/11, tại Đại học Thương mại, tọa đàm hướng nghiệp "Trường học hay Trường đời?" diễn ra sôi nổi, thu hút hàng trăm sinh viên tham dự.

Hội thảo Giám tuyển tương lai: Bước chuyển mình của bảo tàng tại Việt Nam

Hội thảo Giám tuyển tương lai: Bước chuyển mình của bảo tàng tại Việt Nam

Tin nổi bật2 giờ trước

(Sóng trẻ) - Ngày 14/11, nằm trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, hội thảo quốc tế được tổ chức nhằm khám phá và định hường tương lai và quy chế quản lí của hoạt động giám tuyển trong lĩnh vực văn hóa của Việt Nam.

[Infographic] Một số chính sách mới có hiệu lực từ 11/2024

[Infographic] Một số chính sách mới có hiệu lực từ 11/2024

Tin nổi bật3 giờ trước

(Sóng trẻ) - Tháng 11/2024 là tháng có hiệu lực của một số chính sách có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hằng ngày của người dân: Quy định về giám sát cảnh sát giao thông, lãi suất tại các ngân hàng...

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN