Học viện Báo chí và Tuyên truyền tuyển sinh bằng bài thi năng khiếu
(Sóng trẻ)- Khác với những năm trước, mùa tuyển sinh năm 2015 có sự đổi mới với các chuyên ngành liên quan đến báo chí của Học viện Báo chi và Tuyên truyền khi tổ chức kì thi năng khiếu báo chí.
PGS Trương Ngọc Nam, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết, năm 2015 Học viện sẽ sử dụng kết quả của kỳ thi quốc gia chung (cụm ĐH tổ chức) để xét tuyển đầu vào. Điều kiện nộp đơn đăng ký vào trường là tổng kết trung bình điểm 2 học kỳ lớp 11, một học kỳ lớp 12, trung bình cộng điểm thi tốt nghiệp THPT phải đạt từ 6,5 trở lên.
PGS Trương Ngọc Nam nói về kì thi năng khiếu báo chí - một sự đổi mới trong mùa tuyển sinh năm 2015
Học viện Báo chí và Tuyên truyền sẽ xét tuyển ở 3 nhóm ngành: Báo chí, Khoa học chính trị và Thông tin đối nại.
Nhóm Khoa học chính trị gồm các ngành: Triết học; Kinh tế; Lịch sử; Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước; Chính trị học; Xuất bản; Công tác xã hội; Xã hội học. Hai môn chính xét tuyển là Toán, Văn. Thí sinh được chọn một trong ba môn: Lịch sử, Địa lý, Nại ngữ làm môn thi thứ ba.
Nhóm Thông tin đối nại gồm các ngành: Quan hệ quốc tế; Quan hệ công chúng; Quảng cáo; Ngôn ngữ Anh; xét tuyển hai môn chính là Ngữ Văn và tiếng Anh (nhân hệ số 2). Môn thứ ba do thí sinh tự chọn trong các môn: Toán, Lịch sử, Địa lý.
Nhóm ngành Báo chí có môn xét tuyển bắt buộc là Văn, môn tự chọn gồm Toán, Lịch sử, tiếng Anh. Đặc biệt, môn thi thứ ba của nhóm ngành này là Năng khiếu báo chí do Học viện tự ra đề, tổ chức chấm thi, thi tại trường.
Năng khiếu Báo chí gồm hai bài kiểm tra: Trắc nghiệm (60 phút) và Tự luận (90 phút).
PGS Trương Ngọc Nam chia sẻ: "Chúng tôi sử dụng môn thi này để đánh giá năng lực tư duy, phán đoán kiến thức báo chí, xã hội và sự nhạy bén thông tin... của thí sinh, từ đó chọn ra những em thật sự có khả năng theo đuổi nghề báo. Phương án thi có thể làm giảm lượng thí sinh do tâm lý sợ cái mới nhưng thà ít còn hơn đăng ký nhiều, lấy hạn chế. Các em nộp hồ sơ vào ngành này buộc phải suy nghĩ kỹ, có can đảm vượt qua thử thách năng khiếu để khẳng định tố chất phù hợp của mình"
Trước khi thực hiện thi ba chung, Học viện đã tổ chức thi Năng khiếu báo chí nhưng giai đoạn đó gặp nhiều khó khăn. Lần này, trường dồn tâm sức huy động các chuyên gia Báo chí, Ngôn ngữ, Văn hóa... để ra được bộ đề thi năng khiếu có chất lượng. Nội dung phần Trắc nghiệm có thể nằm trong chương trình THPT, ở những bài mang tính tư duy, suy ngẫm.
Điểm trúng tuyển theo nhóm ngành xét từ cao xuống thấp. Nếu có nhiều thí sinh bằng điểm, ở nhóm ngành Báo chí sẽ ưu tiên thí sinh có điểm môn năng khiếu cao hơn; Nhóm Chính trị ưu tiên thí sinh có điểm trung bình môn Lịch sử ở 3 học kỳ (2 học kỳ lớp 11, học kỳ I lớp 12); Nhóm ngành Thông tin đối nại xét tuyển thí sinh có điểm trung bình môn tiếng Anh ở 3 học kỳ cao hơn.
Vũ Quỳnh Khánh Linh
Báo chí Đa phương tiện K33
Cùng chuyên mục
Bình luận