Hội thảo "Báo chí trong quá trình toàn cầu hóa: Cơ hội, thách thức và triển vọng"
( Sóng Trẻ) - Hội thảo: “Báo chí trong quá trình toàn cầu hóa: Cơ hội, thách thức và triển vọng” tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền phiên đầu tiên đã được tổ chức vào sáng nay. Đây là chuỗi hội thảo từ 29.10 đến 2.11 trình bày hơn 70 bài tham luận của nhiều nhà báo, cán bộ quản lí báo chí Việt Nam và các nhà báo, nhà khoa học nước nài ở Áo.
Tại hội trường tầng 10 tòa A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đang diễn ra hội thảo khoa học quốc tế “Báo chí trong quá trình toàn cầu hóa: Cơ hội, thách thức và triển vọng”.
Hội thảo do Học viện phối hợp với Đại học Tổng hợp Viên ( Cộng hòa Áo), Báo Nhân dân, Hội nhà báo Việt Nam và đài phát thanh – truyền hình Quảng Ninh tổ chức.
Đoàn Chủ tịch hội thảo tổ chức tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền gồm: PGS. TS Nguyễn Viết Thảo, PGĐ Học viện Chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh; PGS. TS Trương Ngọc Nam – Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền; GS. TS. Thomas A. Bauer – Giám đốc các chương trình quốc tế, Đại học Tổng hợp Viên Cộng hòa Áo; Nhà báo Trần Gia Thái, Phó chủ tịch hội nhà báo Việt Nam, Tổng giám đốc đài phát thanh và truyền hình Hà Nội.
Tham dự 2 phiên đầu tiên trong chuỗi hội thảo có: Đoàn chủ tịch hội thảo, đoàn thư kí, các cán bộ giảng viên trong Học viện Báo chí và Tuyên truyền; các nhà khoa học nước nài cùng nhiều khách mời quan trọng khác.
Sáng nay, phiên 1: “Báo chí trong quá trình toàn cầu hóa” đã diễn ra với tham luận của một số nhà báo: GS. TS. Jugen Grimn, ĐH Tổng hợp Viên nói về “Truyền thông và sự hình thành tri thức trong bối cảnh toàn cầu hóa – quan điểm quốc tế về lịch sử châu Âu”; nhà báo Phan Quang; PGS. TS Đinh Thị Thúy Hằng; nhà báo Huỳnh Dũng Nhân, …
Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân: "Báo in - báo truyền thống đang có phần nào xuống cấp nhưng tôi tin nó vẫn sẽ đứng vững vàng"
Tổng kết lại phiên 1 hội thảo, PGS. TS Trương Ngọc Nam – Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền phát biểu: “Báo chí và truyền thông đã có những thay đổi sâu sắc về tính chất, đặc thù, phương tiện và thông tin báo chí trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay. Đây là cơ hội để báo chí phát triển tốt hơn, tuy nhiên chúng ta cũng đang gặp những khó khăn khó kiểm soát thông tin chính trị trên các trang mạng xã hội; xu hướng báo lá cải ngày càng tăng, … Do đó rất cần các nhà báo có tính chuyên nghiệp, trí tuệ, tài năng để đưa báo chí phát triển vững mạnh”.
Một số hình ảnh trong hội thảo:
Chiều nay hội thảo bước vào phiên 2: Hoạt động báo chí ở Việt Nam và Cộng hòa Áo; Đào tạo báo chí và phát triển nghiệp vụ báo chí – quan điểm mới về năng lực nghề nghiệp; Nại giao công chúng tiếp tục tổ chức tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Hội thảo được tổ chức thành 6 phiên với 8 chủ đề tại 4 địa điểm khác nhau trong 4 ngày; 2 phiên đầu tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền; 1 phiên tại Báo Nhân dân ( ngày 30/10); 2 phiên tại khách sạn Công đoàn, TP. Hạ Long ( ngày 31/10) và 1 phiên tại Đài phát thanh và truyền hình Quảng Ninh ( ngày 1/11).
Nguyễn Dung
Báo mạng K.31
Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Cùng chuyên mục
Bình luận