Học kinh nghiệm viết bài báo Kinh tế của phóng viên Thời báo Ngân hàng

(Sóng trẻ) Có không ít sinh viên hay nhà báo trẻ muốn dấn thân viết cho lĩnh vực kinh tế nhưng lại gặp nhiều trở ngại vì thiếu thốn kiến thức chuyên môn. Hãy cùng Sóng trẻ học hỏi những kinh nghiệm bổ ích trong tác nghiệp báo chí mảng Kinh tế với hai phóng viên kì cựu của Thời báo Ngân hàng – cô Linh Chi và anh Anh Quân nhé !

Kỳ I: Nghệ thuật trình diễn các con số

Các con số trong bài báo kinh tế đóng vai trò rất quan trọng nhưng nếu không được sử dụng đúng, chúng sẽ khiến bài báo khô cứng hoặc chí bị hiểu sai.  TS. Lưu Bích Hồ, trong một tọa đàm, đã khẳng định: Một bài báo không có các con số không phải là bài báo kinh tế. Một người viết báo không biết để các con số biết nói, chưa thể nói đó là người viết báo kinh tế. Vậy, chúng ta phải sử dụng các con số như thế nào cho hiệu quả mà không gây "tác dụng phụ" ?

Bao nhiêu là đủ ?

Nhà báo Linh Chi chia sẻ: "Tôi đã gặp rất nhiều lần, người biên tập kêu rằng “nhiều số quá”. Cũng rất nhiều lần, vì muốn để cho người đọc hiểu rõ vấn đề iết bài muốn đề cập đến nên đã vận dụng hết các số liệu đã có, thì lại có tác động ngược: người biên tập bảo rằng “bài viết rắc rối, khó hiểu”.

Bản thân tôi, rất ghét các con số, và cũng không nhớ nổi giá thịt lợn ở chợ hôm qua là bao nhiêu dù vừa đi chợ về. Vậy phải hiểu và viết về các con số như thế nào ? Làm thế nào để các số liệu trong bài không làm hỏng bài viết của mình ? Lạm dụng quá nhiều các con số trong bài chính là sự phô trương của phóng viên – mà bản thân sự “phô trương” đã toát lên ý tác động không tốt rồi."

Mật độ xuất hiện của các con số cần vừa phải, hợp lý. Nhà báo Linh Chi khuyến nghị: chỉ nên có 4-5 con số/200 từ là tối đa. Tuy nhiên, trong suốt một bài báo dài, cứ 40 từ lại xuất hiện 1 con số đã là nhiều; một bài báo 1000 từ mà có tới 15-20 con số là chưa ổn.

Nói một cách đơn giản, đó là chúng ta dùng con số để làm nổi bật một câu chuyện, khi so sánh các con số. Không ít các phóng viên trẻ rất lười đọc, không bao giờ đọc hết, nhìn kĩ các số liệu trong báo cáo mà chỉ lướt, nhặt các số liệu nổi. Các phóng viên trẻ thường không tìm ra vấn đề là vì thế.

18188bf44_org201206040313528554000.jpg

Nghệ thuật xử lý số liệu
Để thuận lợi cho các bạn sinh viên, phóng viên trẻ tiếp cận với phương pháp xử lý số liệu cho mục đích viết bài báo kinh tế, các nhà báo kì cựu đã chia sẻ một số nguyên tắc cơ bản khi làm việc với các con số như sau:

- Nếu con số lớn thì phải làm tròn; trừ trường hợp phải dùng để so sánh và tính toán mới để nguyên con số và phần thập phân với vài con số phía sau dấu phẩy. 

- Sử dụng số liệu % dưới dạng phân số vì các phân số là những con số dễ hiểu nhất cho hầu hết độc giả. Rõ ràng,  “51,2% số người tiêu dùng cho biết họ không thường xuyên đi siêu thị…” sẽ khó nhớ hơn cách viết: “khoảng một nửa số người tiêu dùng cho biết…”. 

- Tỷ lệ phần trăm cũng thường được làm tròn vì đôi khi làm tròn sẽ mang lại hiệu quả so sánh cao hơn; trừ phi đó là mức lãi suất hay là chỉ số nhạy cảm như lạm phát. 

- Các con số tỏ ra hữu ích khi hai sự việc khác nhau được “theo dõi” hoặc so sánh với nhau theo thời gian, với cùng một thời điểm khởi đầu. Ví dụ: so sánh CPI tháng 9/2012 với CPI tháng 1/2012; và so sánh tiền lương/giá  thuê nhà tháng 9/2012 với tháng 1/2012… để nhận định xem:  tiền lương có đủ bù đắp lạm phát không, giá thuê nhà có tăng theo lạm phát như thế nào ?

- Tránh sơ suất: đưa ra con số nhưng không nói con số đó được tính đến thời điểm nào, hay tỷ lệ đó so với thời gian nào.

- Tốt nhất là không nên để các con số co cụm trong một đoạn; có thể dùng trích dẫn để tách chúng ra, thay đổi nhịp độ đọc của độc giả. Cũng không được để chúng quá rời rạc, phi logic: khúc đầu bài báo đưa doanh thu của doanh nghiệp năm 2011; mãi đến cuối bài mới có doanh thu năm 2012.

- Có thể dùng biểu đồ, box để minh họa, thay thế; giúp các con số giữ được ý nghĩa nhưng không làm rói người đọc. 

Kỳ II: Nghệ thuật phỏng vấn để viết bài báo Kinh tế

Ngọc Bích - Hồng Nhung
(Tổng hợp)

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN