Hội thảo “Nghệ thuật thể hiện hình tượng Bác Hồ trên sân khấu”
(Sóng Trẻ) - Ngày 17/5, Hội Nghệ sỹ sân khấu Việt Nam phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa dân tộc đã tổ chức hội thảo khoa học “Nghệ thuật sân khấu thể hiện hình tượng Bác Hồ”.
Hồ Chí Minh một con người vĩ đại
Hình tượng Hồ Chí Minh đã trở thành một đề tài cho nhiều loại hình báo chí, văn học nghệ thuật sáng tác. Vào năm 1976 hình ảnh về Hồ Chí Minh lần đầu tiên được đưa lên sân khấu là vở "Người công dân số một" do Nhà hát Cải lương Trung ương thể hiện.
Nghệ thuật dựng hình ảnh Bác trên sân khấu
Từ năm 1990, khi UNESCO tôn vinh Bác và trọng thể kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Bác, ngành sân khấu cũng rộ lên phong trào sáng tác và biểu diễn đề tài Hồ Chủ tịch. Các bộ môn sân khấu từ kịch nói đến tuồng, chèo, dân ca kịch đều có tác phẩm thể hiện hình tượng Bác Hồ.
Cuộc vận động sáng tác về đề tài Bác Hồ cũng đã đem lại kết quả nhất định. Sân khấu chèo cũng đã mạnh dạn sáng tác những tác phẩm về hình tượng Bác Hồ. Điển hình có đoàn chèo Thái Nguyên với vở “Đêm trăng huyền thoại”, Nhà hát Chèo Việt Nam đã biểu diễn khá thành công vở “Những vần thơ thép” của tác giả Trần Đình Ngôn và mới đây là vở “Hồ Chí Minh - Hồi ức màu đỏ” của Nguyễn Quang Vinh do Nhà hát Ca kịch Huế biểu diễn.
GS.Hoàng Chương, Tổng giám đốc trung tâm khẳng định: “Đây là một công việc vô cùng khó khăn bởi xây dựng hình tượng Hồ Chủ tịch không chỉ đòi hỏi giống về nại hình mà còn phải giống về cốt cách, phong cách và tâm hồn của một lãnh tụ vĩ đại mà toàn dân tộc thành kính tôn thờ. Làm thế nào để đưa được tư tưởng Hồ Chí Minh vào sâu rộng trong nhân dân một cách tốt nhất đáp ứng sự đòi hỏi của nhân dân...”
Hội thảo thảo là cơ hội để các nghệ sỹ thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với Bác Hồ kính yêu, ôn lại những ký ức, chia sẻ những kinh nghiệm sáng tác, biểu diễn và thể hiện hình tượng Bác Hồ nhân kỷ niệm 122 năm ngày sinh của Bác. Đây cũng là dịp để ngành sân khấu nhìn lại chính mình trong thời gian qua và chuẩn bị những bước đi cụ thể cho những thời gian tới.
Phương Hạnh
Truyền hình K.29a2
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Hồ Chí Minh một con người vĩ đại
Hình tượng Hồ Chí Minh đã trở thành một đề tài cho nhiều loại hình báo chí, văn học nghệ thuật sáng tác. Vào năm 1976 hình ảnh về Hồ Chí Minh lần đầu tiên được đưa lên sân khấu là vở "Người công dân số một" do Nhà hát Cải lương Trung ương thể hiện.
Nghệ thuật dựng hình ảnh Bác trên sân khấu
Từ năm 1990, khi UNESCO tôn vinh Bác và trọng thể kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Bác, ngành sân khấu cũng rộ lên phong trào sáng tác và biểu diễn đề tài Hồ Chủ tịch. Các bộ môn sân khấu từ kịch nói đến tuồng, chèo, dân ca kịch đều có tác phẩm thể hiện hình tượng Bác Hồ.
Cuộc vận động sáng tác về đề tài Bác Hồ cũng đã đem lại kết quả nhất định. Sân khấu chèo cũng đã mạnh dạn sáng tác những tác phẩm về hình tượng Bác Hồ. Điển hình có đoàn chèo Thái Nguyên với vở “Đêm trăng huyền thoại”, Nhà hát Chèo Việt Nam đã biểu diễn khá thành công vở “Những vần thơ thép” của tác giả Trần Đình Ngôn và mới đây là vở “Hồ Chí Minh - Hồi ức màu đỏ” của Nguyễn Quang Vinh do Nhà hát Ca kịch Huế biểu diễn.
GS.Hoàng Chương, Tổng giám đốc trung tâm khẳng định: “Đây là một công việc vô cùng khó khăn bởi xây dựng hình tượng Hồ Chủ tịch không chỉ đòi hỏi giống về nại hình mà còn phải giống về cốt cách, phong cách và tâm hồn của một lãnh tụ vĩ đại mà toàn dân tộc thành kính tôn thờ. Làm thế nào để đưa được tư tưởng Hồ Chí Minh vào sâu rộng trong nhân dân một cách tốt nhất đáp ứng sự đòi hỏi của nhân dân...”
Hội thảo thảo là cơ hội để các nghệ sỹ thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với Bác Hồ kính yêu, ôn lại những ký ức, chia sẻ những kinh nghiệm sáng tác, biểu diễn và thể hiện hình tượng Bác Hồ nhân kỷ niệm 122 năm ngày sinh của Bác. Đây cũng là dịp để ngành sân khấu nhìn lại chính mình trong thời gian qua và chuẩn bị những bước đi cụ thể cho những thời gian tới.
Phương Hạnh
Truyền hình K.29a2
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận