Khám phá các làng nghề truyền thống Hà Nội (kỳ 3)

(Sóng Trẻ) - Hà Nội là nơi tập trung nhiều làng nghề truyền thống.  Mỗi làng nghề đều mang những nét đẹp văn hóa khác nhau, biểu tượng cho sự khéo léo, tinh thần sáng tạo, lao động cần cù, mang đậm tính nhân văn và dân tộc.



Nghề thêu Quất Động

Hình thành và phát triển từ thế kỷ 17, làng thêu Quất Động, xã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội với lịch sử hơn 400 năm đã hình thành và lưu trữ được những giá trị truyền thống của cha ông.
 
Điểm nổi bật của làng thêu Quất Động là những tác phẩm được các nghệ nhân thêu bằng kỹ thuật thủ công, với nhiều loại hình phong phú, đáp ứng được yêu cầu ngày càng đa dạng của thị trường.

00c8f3366_anh_1_1.jpg

Tranh thêu Quất Động ngày càng được khách hàng ưa chuộng

Nghề thêu thủ công đòi hỏi người thợ phải có một bàn tay khéo léo, tài hoa, đôi mắt tinh tường, sự tinh tế và đức tính cẩn thận, cần mẫn. Đầu tiên, phải vẽ phác thảo trên vải nhằm định hướng đường vẽ và hình ảnh định thêu. Sau đó tùy từng đề tài, chủng loại, người thêu sẽ chọn màu sắc chỉ sao cho phù hợp. Họa tiết thường là cây cỏ, con vật đẹp, quý hiếm như tùng, trúc, mai, lan, đào, hải đường, rồng, phượng … Mỗi tác phẩm đều mang đậm tính dân gian, nhân văn, khơi dậy tình yêu đối với non sông gấm vóc.

Đến với Quất Động, được tận mắt chứng sự tỉ mỉ, khéo léo của từng nghệ nhân, chúng ta sẽ hiểu để có được một bức tranh thêu hoàn chỉnh, các nghệ nhân phải trải qua một quá trình lao động vất vả thế nào, để rồi sẽ biết trân trọng hơn những thành quả lao động đó.

Làng đúc đồng Ngũ Xá

Nằm gần hồ Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nộ, làng Ngũ Xá chính là nơi sản xuất ra biết bao sản phẩm đồng thau cực kỳ tinh xảo.
 
Ngạn ngữ Hà Nội có câu: “ Lĩnh hoa Yên Thái, đồ gốm Bát Tràng, thợ vàng Định Công, thợ đồng Ngũ Xá” . Nói đến Ngũ Xá là nói đến tài năng của thợ đúc đồng Việt Nam. Những sản phẩm của họ ra đời trong suốt gần 500 năm nay đã trở thành những tác phẩm nổi tiếng, tiêu biểu cho nghệ thuật dân tộc.

Một trong những tác phẩm nổi tiếng, mang tính nghệ thuật cao của thợ đúc đồng Ngũ Xá là chuông đồng. Chuông phải vang ngân, do đó đòi hỏi các phân của chuông phải có độ dày mỏng khác nhau. Vì thế, từ khâu làm khuôn, đền pha chế đồng, nấu đồng và rót đồng vào khuôn đều phải tuân thủ quy trình hết sức nghiêm ngặt mà không phải nơi nào cũng làm được.

Tượng đồng cũng là một sản phẩm khá nổi tiếng của làng Ngũ Xá, tiêu biểu là pho tượng A di đà đúc vào năm 1952 ở chùa Thần Quang, ngay trong làng Ngũ Xá. Tượng cao 3,95m, chu vi 11,6m, toàn bộ pho tượng nặng 10 tấn, tọa lạc trên tòa sen bằng đồng 96 cánh. Đây là 1 tác phẩm bằng đồng kỳ vĩ, độc đáo, tinh tế trên từng phương diện. Từ thân hình, dáng ngồi đến nếp áo đều toát lên sự trầm lắng, từ bi, thể hiện được quan niệm nhân sinh trong truyền thống tạc tượng Phật Việt Nam.

00c8f3366_anh_2.jpg

Tượng phật A di đà - bức tượng bằng đồng được đúc trong ba năm 1949 - 1952

Nài ra, làng nghề Ngũ Xá còn nổi tiếng bởi các tác phẩm được coi là kiệt tác của đồng thau Việt Nam như: tượng Trấn Vũ ở đền Quán Thánh, cũng những đồ thờ bằng đồng như lư hương, chân đèn, hạc đồng … vốn được coi như các cổ vật quý.

Làng hương Yên Phụ

Làng hương Yên Phụ nằm ở cửa ô Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội. Người dân trong làng có nghề làm hương đốt từ lâu đời. Theo các bậc cao niên trong làng kể lại thì nghề làm hương ở đây do một người Trung Hoa mang tới từ thế kỷ XIII và dạy cho dân làng.

Nghề làm hương vô cùng vất vả, để làm ra được một que hương phải trải qua rất nhiều công đoạn từ đơn giản đến phức tạp. Ở làng Yên Phụ, từ người già đến trẻ nhỏ đều biết làm hương. Người già thì đảm nhiệm công việc vót tre. Trẻ nhỏ thì phơi, thu lượm và đóng bao thành phẩm.  Công đoạn khó và phức tạp nhất là khâu pha trộn mùi hương, loại mùn cưa gỗ với một số hương liệu như bột hồi, quế, trầm… Công đoạn này phải do người có tay nghề, kỹ thuật và có kinh nghiểm đảm nhận vì nếu pha chế không đúng liều lượng quy định, hương sẽ không thơm.

00c8f3366_anh_3.jpg

Cảnh phơi hương trong làng hương Yên Phụ

Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, tới hôm nay có rất nhiều làng nghề đã dần mai một, nhưng những người dân Yên Phụ vẫn giữ và phát triển được nghề làm hương truyền thống đến tận ngày nay.

Đỗ Thị Vân Hiền
Lớp Phát thanh K31
Ảnh: Internet

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN