Khám phá làng nghề cổ truyền “cả năm là Tết”

(Sóng Trẻ) - Đến với làng nghề Bờ Đậu (Thái Nguyên) quanh năm thơm mùi bánh chưng, người ta như được hòa mình vào những ngày “năm hết Tết đến”. Thơm thơm, ngậy ngậy và rất lạ khiến cho ai ăn một lần cũng không thể nào quên hương vị đặc trưng mà chỉ có thể tìm thấy ở ngôi làng ấy.

Làng Bờ Đậu nổi tiếng bởi nghề làm bánh chưng truyền thống. Không chỉ dịp lễ, Tết mà tất cả những ngày khác trong năm, hàng trăm gia đình lớn nhỏ trong vùng đều đặn cho ra lò những chiếc bánh chưng thơm nn. Người dân làng Bờ Đậu luôn biết ơn và tự hào về truyền thống làm bánh chưng. Đó là một nghề cần và quí. Cần vì là nghề mưu sinh của dân làng. Quí bởi truyền thống của tổ tiên, dòng họ truyền từ đời này qua đời khác. 

2c28f396f_anh1.jpg

Để làm ra những chiếc bánh chưng thơm nn không thể thiếu lá dong nếp được lấy từ Định Hóa mang hương vị của núi rừng Thái Nguyên. Gạo nếp để làm bánh được người dân trong làng lựa chọn kĩ lưỡng, phải là gạo nếp thuần chủng, mềm, dẻo và thơm, không được ngâm lâu trong nước bởi nếu không sau khi luộc chín bánh, gạo sẽ nát và mất mùi thơm. Thịt lợn phải là thịt ba chỉ thái thành bản vuông ướp đủ lượng với hạt tiêu, đỗ phải đãi sạch và đồ chín. Nước phải là nước trong vùng mới có vị phù hợp để làm bánh. 

Chọn nguyên liệu đã tỉ mỉ vậy, gói bánh và luộc bánh còn phải khéo léo hơn. Qua những bàn tay điêu luyện của người dân Bờ Đậu, những chiếc bánh được gói vuông vắn (không cần dùng tới khuôn) và lớp nào ra lớp đấy, từ trong ra nài là thịt, đỗ, gạo và gói bằng lá dong, sau đó quấn lạt quanh chiếc bánh. Luộc bánh ít nhất cần 12 tiếng. Khi những chiếc bánh ra lò phải đạt yêu cầu làm sao cầm đến bánh phải chắc tay nhưng ăn mềm, dẻo, ngậy mà không hề ngấy. Các lớp trong chiếc bánh không bị xáo trộn và lớp nài bánh sau khi bóc lá phải thẫm màu xanh lá dong.

2c28f396f_anh2.jpg 

Nhờ cái tâm của người làm nghề bánh nơi đây mà những chiếc bánh được làm ra đã trở thành thương hiệu, không chỉ người dân trong vùng mà khắp mọi nơi đều biết đến. Những đứa trẻ trong làng từ nhỏ đã được cha mẹ, ông bà hun đúc lòng biết ơn và kính trọng những chiếc bánh chưng, cũng như dần dần truyền dạy cho chúng bí quyết làm bánh để truyền thống dân tộc tổ tiên dòng họ, gia đình không bị mai một. Cuộc sống ngày càng hiện đại, mỗi dịp lễ Tết thay vì gói bánh chưng người ta thường đặt chúng hoặc thay thế bằng những loại thực phẩm xa xỉ hơn. Nhưng đối với dân làng Bờ Đậu, gói bánh chưng là công việc không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày bởi nó thể hiện tấm lòng thành kính, biết ơn của con cháu, hướng về cội nguồn, tổ tiên, truyền thống dân tộc.

Vương Khánh Ly
Ảnh: Nguồn Internet



Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN