Khán giả trẻ có đang quá dễ dãi?

(Sóng trẻ) - Làng nhạc trẻ hiện nay không thiếu những ca khúc có ca từ ngô nghê, nhảm nhí, "chêm" lẫn tiếng nước nài hay thậm chí là dung tục, phản cảm. Điều đáng nói là những ca khúc này lại trở thành hiện tương “lạ”, được giới trẻ mến mộ. Liệu khán giá trẻ có đang quá dễ dãi khi dễ dàng tiếp nhận những sản phẩm này? 

Nếu như trước kia các ca khúc thường có ca từ đẹp, ý nghĩa thì nay những từ ngữ bình dân, những câu cửa miệng của giới trẻ như "hotboy", "đắng lòng", "xấu như con gấu"... cũng được đưa vào bài hát. Tiêu biểu phải kể đến các ca khúc: Anh không đòi quà (OnlyC), Chỉ có em (Hoàng Tôn), Mượn xe nhớ đổ xăng (Yuki Huy Nam)... 


Sau bản hit "Anh không đòi quà", OnlyC tiếp tục "gây bão" với ca khúc bình dân mới "Đắng lòng thanh niên"

 
Không chỉ dừng lại ở ca từ bình dân, nhiều ca khúc nhạc trẻ còn chứa đựng ngôn từ tục tĩu, phản cảm, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam. Ca khúc "Phiếu bé nan 2" của Yanbi, Mr T, T-akayz, Đat Low và Bueno từng bị Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch xử lý vi phạm hành chính vì có nội dung tục tĩu, mô tả hoạt động tình dục một cách trần trụi. 

Điều lạ là những ca khúc này lại thường xuyên đứng đầu các bảng xếp hạng âm nhạc online và được chia sẻ rất nhiều trên các trang mạng xã hội. Có lẽ ca từ bình dân, dễ nghe dễ hiểu, đánh trúng tâm lý của giới trẻ là yếu tố quan trọng giúp các ca khúc này được giới trẻ đón nhận. Chính ca sĩ Hoàng Tôn khi được hỏi về vấn đề này cũng thừa nhận: “Khán giả đang có xu hướng ưa chuộng các ca khúc càng đơn giản, càng ít từ ngữ càng tốt, đi thẳng vào vấn đề và gẫn gũi với cuộc sống. Cuộc sống ngày nay quá bận rộn, con người ta không còn thời gian để có thể suy nghĩ về từng câu từng chữ, mà chủ yếu nghe nhạc cho vui". 

Nhiều người lo ngại việc tiếp nhận quá dễ dãi các sản phẩm như thế này là dấu hiệu cho thấy bước thụt lùi của âm nhạc Việt Nam cũng như gu thưởng thức âm nhạc của khán giả trẻ. Bên cạnh đó cũng có những ý kiến cho rằng các ca khúc bình dân này nghe để giải trí là chủ yếu, các nghệ sĩ đa phần còn trẻ nên khó có thể yêu cầu những sáng tác có chiều sâu; nếu ca từ có phần ngô nghê nhưng không thô tục, lại thể hiện được tiếng nói của giới trẻ thì rất đáng hoan nghênh. 

Vậy khán giả trẻ hiện nay có quá dễ dãi khi tiếp nhận những ca khúc có ngôn từ bình dân, hay đây chỉ là nhu cầu tất yếu của xã hội? Liệu những ca khúc này có ảnh hưởng gì tới định hướng âm nhạc của khán giả trẻ, hay chỉ là những món giải trí vô thưởng vô phạt? 

Xin mời độc giả gửi các bình luận về vấn đề này bằng cách bình luận phía dưới bài viết hoặc gửi ý kiến về hòm thư: [email protected]


Nhóm 1

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN