Tổng kết diễn đàn: Sinh viên báo chí không mặn mà với thư viện trường?

(Sóng trẻ) - Sau gần hai tuần được đưa ra tranh luận, diễn đàn “Sinh viên báo chí không mặn mà với thư viện trường” đã tiếp nhận được rất nhiều sự quan tâm của độc giả. Với 2213 lượt truy cập và 21 ý kiến đóng góp, rất nhiều quan điểm về vấn đề này đã được quý độc giả làm sáng tỏ.

Đa số độc giả đều đồng tình với quan điểm mà diễn đàn đã nêu ra: Sinh viên báo chí không mặn mà với thư viện trường. Nguyên nhân của vấn đề này cũng xuất phát từ nhiều nguyên nhân, từ phía bản thân sinh viên cũng như từ phía thư viện. Tuy nhiên đa số ý kiến đều cho rằng do thư viện trong học viện còn khá nghèo nàn về số lượng các đầu sách, đặc biệt là sách chuyên ngành.

Độc giả từ địa chỉ email [email protected] bình luận: “Theo mình, sinh viên ít mặn mà với thư viện trường thứ nhất là vì một số người không có nhu cầu đọc sách, nghiên cứu trên thư viện. Thứ hai là do thư viện trường chưa cung cấp phong phú các tài liệu họ mong muốn, thủ tục tìm kiếm còn rườm rà, mất thời gian; trong khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển nhanh chóng, họ có thể dễ dàng tra cứu thông tin trên Internet. Cá nhân mình rất thích đọc sách, nhưng thú thật mình cũng rất ít khi lên thư viện trường”.

Cùng chung quan điểm với ý kiến trên độc giả từ địa chỉ email [email protected] cũng cho rằng: “Theo mình sinh viên không mặn mà với thư viện trường là do thư viện trường mình chỉ nhiều sách lý luận mà không có sách cho sinh viên chuyên ngành báo như mình, mỗi lần đi mượn cũng khá lằng nhằng. Bây giờ là thêm khoản đi mượn trả không đúng thời hạn sẽ bị phạt tiền, thái độ phục vụ của một số nhân viên trong thư viện cũng không nhiệt tình nên mình rất ít khi đến thư viện”.

ce19e3047_10736040_959638104050208_1282538293_n.jpg
Thư viện trường khang trang, sạch đẹp với nhiều đầu sách nhưng lại vắng bóng sinh viên

Tuy nhiên tình trạng thư viện vắng bóng sinh còn do cách đọc, cách học của sinh viên ngày nay đã có sự thay đổi. Sự phát triển của mạng công nghệ thông tin, của sách điện tử với sự ưu việt đã làm thay đổi văn hóa đọc của nhiều bạn trẻ.

Một độc giả từ địa chỉ email [email protected] cho rằng: “Thời đại công nghệ thông tin, các bạn sinh viên có nhiều hình thức để tự học mà không cần phải lên thư viện trường. Chỉ cần một chiếc laptop kết nối mạng, tôi sẽ tra cứu được kho tàng đồ sộ những kiến thức trên mạng chứ không cần đến tận thư viện của trường”.

Một độc giả từ địa chỉ email [email protected] cũng cho rằng: “Con người bây giờ thì bận rộn, công nghệ thông tin thì phát triển chóng mặt. Nhiều người chỉ tranh thủ lướt web đọc báo mạng trên điện thoại hay tablet lúc ngồi trên xe buýt hoặc giữa các giờ nghỉ. Đến cầm tờ báo giấy đọc nhiều người còn không mặn mà chứ chưa nói đến lên thư viện. Hơn nữa, việc tra cứu thông tin dễ dàng trên mạng khiến nhiều người trẻ không buồn đặt chân lên thư viện một lần trong suốt bốn năm học để mượn sách hay tìm kiếm tài liệu.

Rõ ràng chúng ta không thể phủ nhận vai trò của công nghệ thông tin trong học tập, làm việc của con người. Tuy nhiên không phải kiến thức nào trên mạng cũng có và cũng chính xác. Đúng như độc giả từ địa chỉ email  [email protected] nhận xét: “Là một giảng viên đang đi giảng dạy, cá nhân tôi nhận thấy văn hóa đọc sách của sinh viên ngày nay kém hơn trước rất nhiều. Khi đứng trước một vấn đề, việc đầu tiên các bạn thường làm là mở mạng ra và tìm kiếm trên ogle. Tôi không phủ nhận được sự tiện ích của thông tin mạng, sách điện tử. Tuy nhiên rất nhiều vấn đề trên mạng không hề có. Theo tôi các bạn vẫn nên trau dồi kiến thức cả từ sách báo, và thư viện sẽ là một nơi rất hữu ích”.

Thư viện vẫn là một nơi học tập, nghiên cứu bổ ích mà chúng ta không nên bỏ qua. Để phát huy được hiệu quả của thư viện trong học viện cần đến sự đóng góp từ chính bản thân sinh viên, sự thay đổi trong phong cách làm việc từ thư viện trường.

Diễn đàn “Sinh viên báo chí không mặn mà với thư viện trường” xin được khép lại tại đây. Xin chân thành cảm ơn những đóng góp nhiệt thành của quý độc giả. Rất mong sẽ nhận được sự quan tâm của các bạn trong các diễn đàn tiếp theo!

Kim Oanh.
Nhóm 3 - BMĐT K.31









Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN