Khi công nghệ làm giảm sự tương tác giữa con người
(Sóng Trẻ) - Trong thời đại mới, càng ngày càng có nhiều sản phẩm công nghệ được phát minh với mục đích thay đổi thói quen sinh hoạt của người sử dụng, góp phần hiện đại hóa cuộc sống. Nhưng việc quá đắm chìm vào thế giới ảo khiến con người dần mất đi thói quen tương tác với nhau trong đời thực.
Thay thế những cuộc trò chuyện trực tiếp
Không khó để bắt gặp hình ảnh những nhóm bạn tụ tập trà đá, cà phê vào mỗi dịp cuối tuần. Nhưng thay vì hàn huyên, tâm sự, họ thích cầm trên tay chiếc di động thông minh hay chiếc máy tính bảng gọn nhẹ để lướt web, chơi game hay đăng ảnh lên mạng xã hội facebook.
“Ra quán cà phê rồi check in facebook, viết vài dòng status đã trở thành thói quen của mình”- bạn Minh Ngọc (sinh viên Học viện tư pháp) cho biết. Công nghệ hiện đại đã tạo ra thói quen sử dụng những sản phẩm thông minh, phục vụ nhu cầu học tập, làm việc, giải trí của con người nhưng đồng thời cũng ngăn cản con người giao tiếp với nhau theo cách thông thường nhất, đó là giao tiếp bằng lời nói.
Phải chăng con người đang dần trở thành “nô lệ của công nghệ”
Dường như giới trẻ đang ngại nói chuyện trực tiếp, thay vào đó là những dòng bình luận (comment) qua lại trên facebook. Không thể phủ nhận mạng xã hội đóng một vai trò quan trọng trong sự hội nhập của con người với thế giới. Nhưng có những lời nói không thể truyền tải bằng tin nhắn điện thoại hay những bình luận khô khan trên facebook. Bởi sẽ ý nghĩa và cảm xúc hơn nhiều nếu những lời cảm ơn, xin lỗi, chúc mừng… được bày tỏ trực tiếp bằng hành động và lời nói.
Bạn Lê Minh (sinh viên Đại học Văn hóa) chia sẻ: “Mình không thích những cuộc trò chuyện, tụ tập bạn bè mà cả lũ chỉ cắm đầu vào điện thoại, như vậy nhàm chán và tẻ nhạt lắm. Tụi bạn của mình gặp nhau là chỉ có trò chuyện thôi, không có chỗ cho điện thoại và máy tính bảng đâu”.
Anh Tuấn Tú (nhân viên văn phòng) cũng cho biết: “Sinh nhật mẹ hay vợ mình thường mua một bó hoa và nói câu chúc mừng trực tiếp chứ ít khi nhắn tin hay gọi điện chúc mừng lắm. Dù đi công tác xa, mình cũng cố gắng về để nói lời chúc, như vậy cảm thấy tình cảm và ấm áp hơn nhiều”.
Ít hỏi han và thắc măc vì đã có ogle
ogle - kho bách khoa toàn thư thời đại mới.
ogle là công cụ tìm kiếm hiệu quả hàng đầu trên thế giới hiện nay. Trang tìm kiếm này được nhiều người ủng hộ và sử dụng vì nó có cách trình bày gọn gàng và đơn giản cũng như đem lại kết quả cao. Chính bởi ưu điểm đó, cư dân mạng mới truyền tai nhau câu nói vui:
Dân ta phải biết sử ta
Nếu mà không biết thì tra ogle
Đêm nằm mà nghĩ không ra
Sáng ra ta lại ngồi tra ogle
Không phải không có lý, khi mà giờ đây chúng ta đang quá phụ thuộc vào công cụ tìm kiếm này, mà quên mất hỏi han, thắc mắc với những người xung quanh. Học sinh, sinh viên không ngần ngại mất hàng tiếng đồng hồ để tra cứu ogle, tìm kiếm tư liệu học tập vì sợ phát biểu, sợ nêu ra ý kiến trong lớp học. Trong khi họ chỉ mất 2 phút để hỏi những nội dung đó từ thầy cô, giảng viên. Cũng như vậy, họ chỉ cần phát huy khả năng tương tác với giáo viên để hiểu hơn về nội dung bài học, thay vì dựa vào ogle để copy tài liệu đề cương, tiểu luận.
Bạn Thu Minh (sinh viên Đại học Thương mại) cho biết: “Mình ngại giơ tay phát biểu trong lớp nên có vấn đề gì giảng viên đưa ra mà mình không hiểu thì mình sẽ tra cứu ogle chứ ít khi hỏi thẳng thầy cô lắm. Mình nghĩ như vậy cũng không tốt vì sẽ khiến mình càng ngại giao tiếp nhưng chẳng biết làm thế nào vì mình nhát lắm”.
Điểm khác biệt giữa năm 2005 và 2013
Ngược lại, bạn Đức Huy (sinh viên Cao đẳng du lịch) tâm sự: “Mình có sử dụng trang tìm kiếm ogle nhưng chỉ để tham khảo thôi. Vì có nhiều thông tin chưa được kiểm chứng nên khó tránh khỏi nhầm lẫn, sai sót. Mình nghĩ tốt nhất nên hỏi trực tiếp những ai hiểu biết để có được thông tin chính xác chứ không nên quá phụ thuộc và ogle.”
Vẫn biết những công nghệ hiện đại đã đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của con người và cuộc sống. Nhưng nếu không biết sử đụng đúng mức và hợp lý, chúng sẽ kéo dãn khoảng cách giữa người với người và biến chúng ta thành “nô lệ của công nghệ”. Ngược lại, nếu hạn chế phụ thuộc vào chúng, khoảng cách của con người sẽ trở nên gần gũi và thân thuộc hơn.
Bảo Khánh
Báo in K31 A2
Cùng chuyên mục
Bình luận