Khi Tết vẫn ở trong sân trường

(Sóng trẻ) - Sau kỳ nghỉ Tết, hoạt động dạy và học ở các nhà trường đã trở lại bình thường nhưng không khí Tết vẫn còn len lỏi vào một số cổng trường, lớp học.

Trong kỳ nghỉ Tết Đinh Dậu vừa qua, hầu hết học sinh các cấp học đều được nghỉ từ 7-10 ngày, có nơi, học sinh còn được nghỉ tới 16 ngày. Mặc dù sau kỳ nghỉ Tết, hoạt động dạy và học ở các nhà trường đã trở lại bình thường nhưng không khí Tết vẫn còn len lỏi vào một số cổng trường, lớp học.

435de6a3a_3.jpg
Học sinh đi học trở lại sau kì nghỉ Tết

Chị Ánh (Đống Đa, Hà Nội) có con gái học lớp 4 cho biết: “Ngày đầu tiên đi học trở lại sau kì nghỉ Tết, con tỏ ra rất uể oải. Vẫn quen thời gian biểu trong Tết nên phải khó khăn lắm con mới có thể thức dậy sớm vệ sinh cá nhân. Nàng ta đến trường trong tâm trạng bí xị, chưa sẵn sàng cho buổi học đầu tiên”.

Chị Ánh cũng cho biết, trước khi đi học chị đã rèn cho con nề nếp học bài. Tuy nhiên, cả kỳ nghỉ Tết khó "ép" con ngồi học vì lý do "cô không giao bài". “Giá như giáo viên giao bài tập Tết thì con còn chịu học bài chứ bố mẹ không biết đường nào để nhắc, mà nhắc con cũng không theo”.

435de6a3a_1.jpg
Uể oải sau kì nghỉ Tết

Cùng tâm trạng với chị Ánh, chị Phương Mai (Đống Đa, Hà Nội) than thở: “Cả Tết con không động đến sách vở, sinh hoạt thức ngày chơi đêm. Năm nào ra Tết con cũng mệt mỏi, phải mất khá nhiều thời gian mới ổn định lại được”. Nhắc đến việc đi học sau Tết của con, chị lại thở dài chán nản: “Bố mẹ đã trở lại công việc nhưng với con vẫn chưa dứt không khí Tết. Bài vở cô giao còn để trống, chỉ nghĩ đến chơi, hoặc ép con học nhưng cũng không chú tâm”.

Bên cạnh nỗi lo con vẫn ham vui Tết, không ít gia đình đi du lịch chờ sát ngày con đến trường mới quay lại thành phố. Sau đợt di chuyển nhiều, các em chưa phục hồi sức khỏe, tinh thần quay lại lớp càng uể oải hơn. 

435de6a3a_2.jpg
Sau đợt di chuyển nhiều, các em chưa phục hồi sức khỏe, tinh thần

Nắm bắt được tâm lý của học sinh, cô Mai Lan (THCS Trần Phú) cho biết: “Tạo được nề nếp học tập ngay sau khi học sinh quay lại sau kỳ nghỉ Tết là rất quan trọng. Thay vì chữa bài tập trong Tết, giáo viên nên dành thời gian tạo không khí vui vẻ, giúp học sinh bắt nhịp vào lịch học. Một trong những cách hữu hiệu là thầy cô lì xì cho học trò, có thể không phải là tiền mặt, mà là những điểm 9, 10 hay thầy cô trổ tài ca hát và chúc cả lớp có một năm học hành tiết bộ, thi cử thuận lợi”.

Thúy Nga

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN