Khoa Kinh tế Học viện Báo chí và Tuyên truyền: các chuyên ngành tuyển sinh 2015
Khoa Kinh tế Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay được thành lập trên cơ sở hợp nhất ba khoa: khoa Kinh tế chính trị của trường Nguyễn Ái Quốc V, khoa Kinh tế chính trị và khoa Quản lý kinh tế của trường Tuyên huấn Trung ương I (hai khoa của trường Tuyên huấn Trung ương I đều được thành lập ngày 16-1-1962 theo Nghị quyết số 36NQ-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng). Đến nay, Khoa đã trải qua trên nửa thế kỷ phấn đấu và phát triển.
Lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập khoa
Chức năng, nhiệm vụ
- Khoa Kinh tế hiện nay có chức năng đào tạo cán bộ, giảng viên bậc đại học và sau đại học ngành kinh tế cho các trường Chính trị Tỉnh, Thành phố, các trường đào tạo cán bộ của Bộ, Ban, Ngành, Đoàn thể ở Trung ương và các địa phương, các trường đại học và cao đẳng với hai chuyên ngành Kinh tế chính trị và Quản lý kinh tế.
- Bồi dưỡng kiến thức mới về kinh tế chính trị và quản lý kinh tế cho cán bộ làm công tác tư tưởng - văn hóa và cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc các đối tượng đào tạo nêu trên.
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của đất nước, những kinh nghiệm của thế giới nhằm nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu về đào tạo cán bộ, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh; tuyên truyền quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Nghiên cứu xây dựng chương trình, nội dung; biên soạn giáo trình, tài liệu học tập; phát triển và hoàn thiện quy trình, phương pháp giảng dạy phục vụ cho nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng cán bộ của Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ
- Về đội ngũ cán bộ :
Đội ngũ cán bộ giảng dạy của Khoa hiện nay 100% có trình độ thạc sĩ trở lên, trong đó có trên 50% là tiến sĩ, giảng viên chính và giảng viên cao cấp, đảm bảo đủ tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ, năng lực và phẩm chất đạo đức. Cơ cấu lứa tuổi và chuyên môn hợp lý, có khả năng đảm bảo đào tạo mọi trình độ từ cử nhân trở lên. Trong 50 năm qua, Khoa Kinh tế đã cung cấp cho Học viện Báo chí và Tuyên truyền nhiều cán bộ lãnh đạo chủ chốt
Nài ra, Khoa còn có một lực lượng đông đảo cộng tác viên: Gần 60 GS, PGS, TS, giảng viên cao cấp đang công tác tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Tài chính, Học viện Ngân hàng, Đại học kinh tế quốc dân, Khoa Kinh tế thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội… và nhiều cơ sở đào tạo khác.
Các loại hình đào tạo
- Bậc đại học:
+ Đào tạo hệ chính quy tập trung: thời gian đào tạo 4 năm và 2 năm (văn bằng 2).+ Đào tạo hệ vừa làm vừa học: thời gian đào tạo 4 năm và 2 năm (văn bằng 2).
+ Chuyên ngành đào tạo: Kinh tế Chính trị và Quản lý Kinh tế
- Bậc sau đại học: đào tạo Thạc sĩ Kinh tế chuyên ngành Kinh tế Chính trị, hệ tập trung, thời gian đào tạo 2 năm.
Môn học chuyên ngành đặc thù
- Khoa học quản lý
- Kinh tế phát triển
- Nguyên lý quản lý kinh tế
- Kinh tế quốc tế
- Quản trị nguồn nhân lực
- Quản trị tài chính doanh nghiệp
- Lịch sử các học thuyết kinh tế…
Cơ hội việc làm: Sinh viên của Khoa sau khi tốt nghiệp có thể trở thành:
- Giảng viên giảng dạy Kinh tế chính trị và Quản lý kinh tế ở các trường ĐH, CĐ, THCN, các trường chính trị tỉnh, thành, đoàn thể, các trung tâm giáo dục lý luận chính trị;
- Cán bộ công tác trong các doanh nghiệp; các cơ quan kinh tế và công tác tư tưởng của Đảng, Nhà nước và đoàn thể các cấp;
- Cán bộ tham mưu, tư vấn cho các cấp lãnh đạo, quản lý trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và quản lý các hoạt động kinh tế.
Đến nay, nhiều cán bộ, giảng viên, học viên, sinh viên của Khoa đã trở thành cán bộ chủ chốt, đảm nhiệm nhiều cương vị quan trọng ở các cấp ủy, chính quyền từ Trung ương đến địa phương và các trường Chính trị trên cả nước.
Theo Ajc.edu - H
Cùng chuyên mục
Bình luận