Khoa Phát Thanh - Truyền hình tổ chức tập huấn “Điều tra về phòng chống buôn bán trái phép động vật hoang dã”

(Sóng trẻ) – Sáng 1/6, tại hội trường tầng 8, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã diễn ra tập huấn trao đổi kỹ năng khai thác đề tài, lập kế hoạch thu thập tài liệu phục vụ cho quá trình điều tra chống buôn bán trái phép động vật hoang dã. Buổi tập huấn nằm trong chương trình hợp tác đào tạo giữa khoa Phát thanh – Truyền hình với Hiệp hội bảo tồn Động vật hoang dã (WCS).

Buổi tập huấn có sự tham dự của bà Đỗ Thị Hồng Thanh - cán bộ truyền thông của WCS, bà Đặng Nguyệt Anh - cán bộ chương trình; thầy Đinh Ngọc Sơn – Phó trưởng khoa Phát thanh – Truyền hình; PGS.TS Đinh Thị Thu Hằng – Phó trưởng khoa Phát thanh – Truyền hình cùng đông đảo các giảng viên và sinh viên trong khoa.

6aeec2e8d_i_9960.jpg
Buổi tập huấn diễn ra trong không khí trao đổi sôi nổi, thẳng thắn

Chia sẻ về mục đích, PGS. TS Đinh Thị Thu Hằng cho biết: “Buổi tập huấn nhằm 2 mục đích chính. Thứ nhất là giúp các bạn sinh viên hiểu được chức năng của báo chí trước thực trạng buôn bán trái phép động vật hoang dã như hiện nay. Thứ hai là giúp các bạn có được các kỹ năng khai thác và khám phá đề tài, kỹ năng lập kế hoạch để thu thập tư liệu, xác định, phân loại được các nguồn tin để biết mình phải làm gì khi gặp những nguồn tin liên quan đến việc buôn bán động vật hoang dã ấy”.

6aeec2e8d_i_9956.jpg
PGS. TS Đinh Thị Thu Hằng chia sẻ tại buổi tập huấn

PGS. TS Đinh Thị Thu Hằng đã cung cấp các kiến thức liên quan đến kỹ năng khai thác đề tài và lập kế hoạch thu thập tư liệu viết bài điều tra. 

Về cách xác định nguồn khai thác đề tài, PGS. TS Đinh Thị Thu Hằng nhấn mạnh các nhà báo có thể khai thác thông qua các ngành công nghiệp thời trang lông thú, da thú; các nhà hàng kinh doanh thức ăn mà nguyên liệu là các loài động vật hoang dã; các xu hướng ẩm thực hạng sang; xu hướng tiêu dùng sản phẩm hoang dã trong làm đẹp, y tế, trang trí, sưu tầm; hoạt động của các đường dây buôn bán động vật hoang dã tại những địa phương có tiềm ẩn nhiều nguy cơ hay những “liên minh ma quỷ” đằng sau hoạt động buôn bán trái phép động vật hoang dã quy mô lớn.

Nài ra, cô cũng khẳng định: “Quá trình thu thập tư liệu là quá trình khó khăn, thử thách nhất đối với một nhà báo điều tra. Nhà báo điều tra có thể bị đe dọa, ảnh hưởng đến tâm lý và thậm chí là tính mạng. Tuy nhiên có nhiều cách để các nhà báo thu thập tài liệu, ví dụ như bằng phương pháp nghiên cứu văn bản tài liệu, quan sát hiện trường; thông qua nguồn tin hiện trường hoặc nguồn tin con người, có thể là các nguồn tin chính thống hoặc nguồn tin trung gian”.

Cũng trong buổi tập huấn, sinh viên được thẳng thắn bày tỏ quan điểm, ý kiến của bản thân về các vấn đề liên quan đến hoạt động buôn bán động vật hoang dã. Các nhóm sinh viên tham gia thảo luận, tìm đề tài và lập kế hoạch thu thập tài liệu với 5 tình huống giả định. Các tình huống giả định đều liên quan đến thực trạng buôn bán động vật hoang dã hiện nay: đưa hổ từ Lào về Việt Nam, buôn bán động vật xuyên quốc gia, thâm nhập đường dây buốn bán móng hổ, móng gấu qua mạng xã hội... 

6aeec2e8d_i_9957.jpg
Sinh viên chăm chú lắng nghe các kiến thức liên quan đến báo chí với hoạt động buôn bán động vật hoang dã

6aeec2e8d_i_9979.jpg
Nhóm 1 tham gia giải quyết tình huống giả định: hổ được vận chuyển, buôn bán từ Lào về Việt Nam

Qua phần trình bày, đặt câu hỏi sôi nổi của các nhóm sinh viên, Th.S Ngô Bích Ngọc - Giảng viên khoa Phát thanh - Truyền hình đánh giá: “Các nhóm đã có tầm nhìn và khái quát đề tài rất tốt, các bước triển khai đề tài đều đáp ứng được yêu cầu mà tình huống đưa ra”.

Buổi tập huấn kết thúc, PGS.TS Đinh Thị Thu hằng gửi lời cảm ơn đến đại diện Hiệp hội bảo tồn Động vật hoang dã (WCS), các thầy cô, các bạn sinh viên và cùng tham gia chụp ảnh lưu niệm.

Thùy Trang - Thế Anh

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN