Khúc đoản ca và người đi tìm ánh sáng cuối con đường

(Sóng trẻ) - Những vần đàn Organ réo rắt uẩn khuất những nỗi niềm dang dở. Người đàn ông luống tuổi cứ thế say sưa thả cõi lòng vào từng phím bấm. Dáng người phốp pháp in bóng trên bức tường tróc sơn loang lổ như chính những mảnh kí ức bộn bề trong anh. 

Đã từ bao năm nay, người dân sống tại con phố Quang Trung, thành phố Yên Bái đẽ quen thuộc với tiếng đàn cất lên mỗi sáng từ căn nhà cấp bốn số 20 đã hoen màu thời gian. Đó là những tiếng đàn trầm bổng lúc buồn, lúc vui của anh Trần Huy Cảnh, năm nay đã nài 30 tuổi. 

Một người đàn ông đánh đàn - hẳn là chẳng có gì đặc biệt với những người chỉ nghe tiếng đàn của anh mà không nhìn thấy đôi mắt lòa đã mấy chục năm và cuộc đời thật lắm éo le của của con người này. 

Tuổi thơ dữ dội

Anh Cảnh vẫn tự nhận mình là nốt nhạc trầm trong bản nhạc cuộc đời đầy biến động. Năm lên 9 tuổi, di chứng của căn bệnh sởi quái ác đã vĩnh viễn cướp đi cửa sổ tâm hồn của anh. Kể từ ngày đó, mong ước được tiếp tục học và trở thành thầy giáo đã vụt tắt đầy tăm tối như chính khoảng không mờ ảo trước mắt anh.

Anh Cảnh ngậm ngùi kể lại: “Ngày ấy, gia đình chỉ nghĩ mình bị sởi thông thường nên chỉ chữa trị ở nhà. Nên chỉ trong vòng ba tháng, mình từ một cậu bé hiếu động trở thành tàn phế. Mất đi đôi tay, đôi chân không khổ bằng mắt đi đôi mắt. Bạn thử tượng tượng một ngày không còn được nhìn thấy những người thân, sẽ thấy tồi tệ đến mức nào. Nhưng nỗi đau ấy không bằng lòng thương mẹ vô bờ của mình”. Anh Cảnh xúc đông.

Và sau những lời tâm sự ngắt quãng,  anh thỏ thẻ kể đầy đau đắng: gia đinh anh có 5 anh em thì chị cả bị bệnh tâm thần nằm liệt giường, người anh trai thứ khỏe mạnh – những tưởng là trụ cột chính của gia đình, cũng đột ngột ra đi khi mái đầu còn xanh, bỏ lại người vợ trẻ và con thơ. 

Và giờ đây, hết thảy mọi chuyện lớn nhỏ đều trông mong bởi một cuốn sổ lương duy nhất của bố anh. Đôi vài gầy của mẹ anh Cảnh càng thêm trĩu nặng.”Gần 1 năm sau khi Cảnh bị mù, gia đình tôi mới vượt qua được cú sốc này. Chiều nào hai mẹ con cũng dắt nhau ra đầu làng cho Cảnh chơi bóng cùng các bạn. Dần dà vì bận công việc,mình không đưa Cảnh đi được nữa. Và bố mua cho Cảnh một cây sáo để làm bạn”

122649cde_a1.jpg
Mẹ là người đã dìu dắt anh Cảnh qua bao thăng trầm của cuộc sống

Phao cứu sinh cuộc đời

Và âm nhạc đã bén duyên với anh Cảnh từ chính cây sáo trúc ấy. Từ đó anh tâm niệm, phải kiếm sống từ âm nhạc. Và đó cũng là bước đệm đầu tiên để anh có thể chơi đàn như bây giờ. Để đánh được đàn, anh Cảnh đã phải học qua rất nhiều thầy cô. Nhiều là bởi phần lớn họ đều bỏ cuộc vì “dạy cho người bình thường đã khó, huống chi dạy cho người không nhìn thấy gì” – Anh Cảnh chia sẻ. Và rồi, ông trời đã không phụ lòng người. Anh đã gặp được một người thầy, mà sau cũng là người bạn chí cốt chia sẻ mọi buồn vui với anh trong cuộc sống - nhạc sĩ Anh Phương. 
Nói về học trò đặc biệt của mình, anh Phương chia sẻ: “Ban đầu mình rất ngại dạy nhưng thấy Cảnh tha thiết quá. Mình vẫn nhớ như in lời nói của Cảnh: “Anh cho em học hai tuần, nếu thực sự em không có khả năng, em sẽ xin thôi”. Và đó là lần đầu tiên trong cuộc đời dạy nhạc của mình, mình dạy học sinh bằng cách thu âm để Cảnh nghe đánh theo”

Lắng nghe người bạn thân chia sẻ về những ngày đều tiên học nhạc, anh Cảnh không khỏi xúc động: “Mình vẫn nhớ như in một buổi sáng chủ nhật mưa tầm tã, anh Phương đến đón mình đi học. Mình núp sau tấm áo mưa. Cảm giác đó không thể diễn tả thành lời”. Sự kiên trì, bền bỉ và những nỗ lực của hai thầy trò đã giúp anh Cảnh đánh đươc đàn sau tám tháng.

Sự nghèo túng của một gia đình có 5 người con thì 3 người bị khuyết tật, không làm nhụt chí người cha già mua đàn cho người con hiếu học. Và cây đàn ấy đã đi qua không biết bao nhiêu quán café nhạc sống và những buổi liên hoan văn nghệ giúp anh Cảnh mưu sinh. Âm nhạc đã không chỉ là người bạn tri âm của anh mà còn là vị cứu tinh cho cuộc sống khốn khó của anh và gia đình. Không chỉ vậy, anh còn nhận học sinh về học nhạc và dạy đàn. 

122649cde_a3.jpg
Anh Cảnh và các học sinh học đàn.


Những ngày không có nắng

Trong phòng khách nhỏ xinh của căn nhà cấp bốn, nài những bản nhạc anh Cảnh yêu thích, những quà kỉ niệm của học sinh, còn có một bức ảnh cưới mà anh là chú rể. Sự hiếu kỳ của tôi đã chạm đến một góc lòng buồn bã trong anh. 

Thì ra, anh Cảnh cũng đã có một quang thời gian sống hạnh phúc bên một người con gái mà anh đem lòng yêu mến sau một buổi diễn văn nghệ, có anh đệm đàn. Chị là người lành lặn, lòng cảm phục trước nghị lực của anh đã hóa tình yêu. Nhưng dường như, tình yêu ấy không đủ để chị bao dung, chở che anh suốt cuộc đời. Sau gần 5 năm chung sống, chị đã dứt áo ra đi, mang theo đứa con thơ.

Anh Cảnh buồn bã nói: “Mình không thể trách người ta được. Cô ấy ra đi để có một cuộc sống tốt hơn. Và nhiệm vụ của mình là phải lạc quan sống”. 

Thay cho lời kết

Nài việc đệm đàn thuê, mỗi tối, anh Cảnh còn làm thêm việc tẩm quất, mát-xa để trang trải cuộc sống. Anh nói không hề thích nghề này nhưng sức lực và khả năng của bản thân có hạn nên không thể không làm. Anh nhìn xa xăm. Trong lời nói ấy hiện hữa sự lạc quan và một niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống. 

Anh đánh cho chúng tôi nghe một bản nhạc cổ điển anh thích. Những nốt trầm vang xen lẫn nốt cao thánh thót, trầm bổng như chính cuộc đời anh. Dưới ánh đèn nê ông vàng suộm tỏa ra chật chội trong căn phòng bé, bóng một người đàn ông luống tuổi cứ thế say sưa thả cõi lòng vào từng phìm bấm.

Hà Thanh Thư
Truyền hình 32A1

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN