Kĩ năng mềm – hành trang sinh viên nại tỉnh còn thiếu
(Sóng Trẻ) - “Với điểm thi đại học cao nhất, nhì khoa nhiều bạn sinh viên ở vùng nông thôn tự tin bước vào giảng đường Đại học. Nhưng sau một kì học, hầu như các bạn ấy đều thấy mình “hổng kĩ năng mềm…”
Thoạt nhiên, nghe đến từ “kĩ năng mềm” nhiều người cũng không hiểu. Đó là từ không mới nhưng đối với những bạn sinh viên ở nông thôn thì còn nhiều lạ lẫm. Theo cách hiểu của nhiều người “kĩ năng mềm” là những kĩ năng cơ bản mà ai cũng cần có để làm việc trong thời đại hiện nay (thường là trình độ nại ngữ,tin học, kĩ năng giao tiếp…)
Thiếu và yếu
Hầu hết các bạn ở nông thôn đều “ thiếu và yếu” những kĩ năng này. Ngân - Học viện báo chí và tuyên truyền chia sẻ: “Sinh viên ở nông thôn rất thiệt thòi so với sinh viên ở thành phố. Bởi vì những bạn ở thành phố và chỉ có một số ít ở nông thôn có điều kiện học tin và tiếng Anh tốt từ những năm phổ thông”.
Hoàng Anh – sinh viên năm nhất ĐHKHXH &NV khi được hỏi thì buồn rầu nói: “Ở lớp mình cũng có nhiều bạn ở thành phố, trình độ nại ngữ và tin của những bạn ấy hơn hẳn bọn mình nên tụi mình cũng rất vất vả để theo kịp các bạn”
Có thể đây là những ý kiến chưa hoàn toàn đúng nhưng nó cũng phản ánh phần nào tình trạng chung. Cứ nhìn những bạn ấy loay hoay với máy tính trong giờ tin hay ngồi “ngơ ngác” trong giờ học tiếng Anh là đủ biết các bạn sinh viên nại tỉnh “hổng” kiến thức đến mức nào?
Trong khi đó, hầu hết những bạn ở thành phố hoặc thị xã đều có thể sử dụng thành thạo máy tính. Trình độ nại ngữ tương đối tốt, đặc biệt là tiếng Anh, có nhiều bạn còn biết nhiều thứ tiếng khác. An Dung – Sinh viên năm nhất ĐH Kinh tế quốc dân: “Mình được tiếp xúc với máy tính từ khi học cấp 1 nên mình cũng biết khá nhiều về cái Computer”.
Thật đáng lo khi thực trạng này là có thật vì đây lại là hai môn học gần như bắt buộc ở tất cả các trường đại học. Thực tế, nó là những kĩ năng thực sự cần thiết đối với mỗi sinh viên khi bước chân vào giảng đường Đại học.
Nguyên nhân là do đâu ?
Hoàn – Trường ĐH Lao động và xã hội: “Mình là học sinh của huyện nghèo nên trước kia đi học rất vất vả, cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu nhiều. Nhà trường cũng có phòng máy nhưng hầu như bọn mình phải học “chay” môn tin. Vì vậy bây giờ mình thấy mình học tin kém quá”
Thực tế cho thấy, không chỉ có cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu mà còn do trình độ của giáo viên giảng dạy cũng chưa “chuẩn”. Thùy Linh – ĐH Kinh tế quốc dân: “Trước kia, mình không có điều kiện để học Tiếng Anh giao tiếp đã đành nhưng phần phát âm mình cũng phát âm sai do cô giáo dạy mình phát âm không được chuẩn cho lắm. Vậy nên bây giờ mình đang theo học tiếng Anh trực tuyến để luyện cách phát âm”.
Qua những ý kiến trên chúng ta có thể thấy rằng nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch đó chủ yếu là do sự khác nhau về điều kiện kinh tế - xã hội ở từng vùng, miền. Tuy niên, sự chênh lệch về “kĩ năng mềm” của sinh viên ở nông thôn và sinh viên ở thành thị sẽ là không xa nếu như các bạn ở nông thôn biết tận dụng thời cơ để học hỏi và nâng cao sự hiểu biết của mình.
Thoạt nhiên, nghe đến từ “kĩ năng mềm” nhiều người cũng không hiểu. Đó là từ không mới nhưng đối với những bạn sinh viên ở nông thôn thì còn nhiều lạ lẫm. Theo cách hiểu của nhiều người “kĩ năng mềm” là những kĩ năng cơ bản mà ai cũng cần có để làm việc trong thời đại hiện nay (thường là trình độ nại ngữ,tin học, kĩ năng giao tiếp…)
Thiếu và yếu
Hầu hết các bạn ở nông thôn đều “ thiếu và yếu” những kĩ năng này. Ngân - Học viện báo chí và tuyên truyền chia sẻ: “Sinh viên ở nông thôn rất thiệt thòi so với sinh viên ở thành phố. Bởi vì những bạn ở thành phố và chỉ có một số ít ở nông thôn có điều kiện học tin và tiếng Anh tốt từ những năm phổ thông”.
Hoàng Anh – sinh viên năm nhất ĐHKHXH &NV khi được hỏi thì buồn rầu nói: “Ở lớp mình cũng có nhiều bạn ở thành phố, trình độ nại ngữ và tin của những bạn ấy hơn hẳn bọn mình nên tụi mình cũng rất vất vả để theo kịp các bạn”
Có thể đây là những ý kiến chưa hoàn toàn đúng nhưng nó cũng phản ánh phần nào tình trạng chung. Cứ nhìn những bạn ấy loay hoay với máy tính trong giờ tin hay ngồi “ngơ ngác” trong giờ học tiếng Anh là đủ biết các bạn sinh viên nại tỉnh “hổng” kiến thức đến mức nào?
Trong khi đó, hầu hết những bạn ở thành phố hoặc thị xã đều có thể sử dụng thành thạo máy tính. Trình độ nại ngữ tương đối tốt, đặc biệt là tiếng Anh, có nhiều bạn còn biết nhiều thứ tiếng khác. An Dung – Sinh viên năm nhất ĐH Kinh tế quốc dân: “Mình được tiếp xúc với máy tính từ khi học cấp 1 nên mình cũng biết khá nhiều về cái Computer”.
Thật đáng lo khi thực trạng này là có thật vì đây lại là hai môn học gần như bắt buộc ở tất cả các trường đại học. Thực tế, nó là những kĩ năng thực sự cần thiết đối với mỗi sinh viên khi bước chân vào giảng đường Đại học.
Nguyên nhân là do đâu ?
Hoàn – Trường ĐH Lao động và xã hội: “Mình là học sinh của huyện nghèo nên trước kia đi học rất vất vả, cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu nhiều. Nhà trường cũng có phòng máy nhưng hầu như bọn mình phải học “chay” môn tin. Vì vậy bây giờ mình thấy mình học tin kém quá”
Thực tế cho thấy, không chỉ có cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu mà còn do trình độ của giáo viên giảng dạy cũng chưa “chuẩn”. Thùy Linh – ĐH Kinh tế quốc dân: “Trước kia, mình không có điều kiện để học Tiếng Anh giao tiếp đã đành nhưng phần phát âm mình cũng phát âm sai do cô giáo dạy mình phát âm không được chuẩn cho lắm. Vậy nên bây giờ mình đang theo học tiếng Anh trực tuyến để luyện cách phát âm”.
Qua những ý kiến trên chúng ta có thể thấy rằng nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch đó chủ yếu là do sự khác nhau về điều kiện kinh tế - xã hội ở từng vùng, miền. Tuy niên, sự chênh lệch về “kĩ năng mềm” của sinh viên ở nông thôn và sinh viên ở thành thị sẽ là không xa nếu như các bạn ở nông thôn biết tận dụng thời cơ để học hỏi và nâng cao sự hiểu biết của mình.
Lưu Thị Nhạn
Lớp: Báo mạng điện tử K30
Học viện Báo chí và tuyên truyền
Lớp: Báo mạng điện tử K30
Học viện Báo chí và tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận