Kinh doanh qua mạng: dịch vụ “ăn khách” trong giới trẻ

(Sóng trẻ) - Những năm gần đây, kinh doanh qua mạng đã không còn là điều xa lạ với bộ phận người dùng internet nói chung và trong giới trẻ nói riêng. Có thể nói loại hình kinh doanh này đã đem lại rất nhiều tiện ích khi giúp rút ngắn thời gian, giảm chi phí đầu tư…Tuy nhiên đây cũng là loại hình kinh doanh có tính rủi ro cao với cả người mua và người bán.

Hình thức kinh doanh đang “nở rộ”

Chỉ cần dạo vài vòng trên các mạng xã hội có đông lượng người truy cập như Facebook, Instagram….  ta có thể thấy một lượng đông đảo các ”shop online” với những cái tên vô cùng bắt mắt, thu hút người tiêu dùng truy cập. Có những shop thậm chí có lượng likes (thích) đến hàng trăm nghìn, trở thành những địa chỉ mua bán được “kháo” nhau thường xuyên của cư dân mạng. Cách kinh doanh những mặt hàng trực tuyến này cũng rất đơn giản, chỉ cần một chiếc máy tính hoặc điện thoại thông minh có nối mạng, một tài khoản trên các trang mạng xã hội và vài “chiêu” quảng cáo đơn giản là ngay lập tức, một “cửa hàng di động” đã được hình thành. Các mặt hàng được bày bán cũng rất phong phú, từ quần áo, đồ phụ kiện, sách vở.… cho đến những thứ tưởng chừng như người mua phải đến tận nơi như đồ ăn thức uống cũng trở thành hàng hóa được đón nhận nhiệt tình và có cả dịch vụ giao hàng đến tận nhà. Giá vận chuyển cũng được tính khá “mềm”, dao động từ khoảng hai chục đến bốn chục nghìn, thậm chí nhiều nơi còn áp dụng hình thức không tính phí vận chuyển (free shipping) để kích cầu mua sắm.

efc11739e_anh1.jpg
Một shop bán mỹ phẩm xách tay trên Instagram

Khi được hỏi về lí do chọn dịch vụ mua hàng trực tuyến, các khách hàng (đa số ở độ tuổi 16 đến 25) đều có lí do chung rằng đây là một hình thức mua sắm tiện lợi, văn minh khi đã xuất hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới, giá cả có phần rẻ hơn khi mua trực tiếp ở cửa hàng, lại tiết kiệm được thời gian đáng kể khi chỉ cần vài cú nhấp chuột, để lại vài bình luận là đã có thể đặt hàng và chờ món đồ mình đặt được chuyển đến tận nhà. Còn các chủ cửa hàng, đa phần còn rất trẻ, lựa chọn loại hình kinh doanh này do không mất quá nhiều chi phí đầu tư vào các khoản như mặt bằng, điện, nước, marketing,.… chi phí thấp mà lại thu được lợi nhuận cao, thích hợp với những bạn trẻ đam mê kinh doanh nhưng không nhiều vốn. Liên (sinh viên đại học Kinh tế quốc dân), chủ một shop bán đồ ăn trên mạng Instagram là một ví dụ điển hình. Cô cho biết: “Chỉ trong mùa trung thu, mình đã bán được hơn 500 chiếc bánh các loại, lãi xấp xỉ 8 triệu đồng”, chứng tỏ sự thành công của hình thức buôn bán ngày càng phổ biến này.

efc11739e_anh_2.jpg
Chỉ cần vài bình luận là khách hàng đã có ngay thông tin chi tiết và cách thức đặt mua hàng

Những mặt trái đằng sau một loại hình kinh doanh "béo bở"

Tuy nhiên, bán hàng qua mạng nài những mặt tích cực kể trên,cũng mang nhiều góc khuất. Có nhiều trường hợp người mua khi chuyển tiền xong thì thấy tiền bỏ ra “một đi không trở lại”, hàng hóa chẳng thấy đâu mà chủ cửa hàng thì “lặn mất tăm”, hay khi hàng mình đặt về khác xa so với khi nhìn trên ảnh. Các chủ shop “online” cũng nhiều phen méo mặt khi số điện thoại dùng để đặt hàng khách gọi thì ít mà nháy máy làm phiền thì nhiều; hay có những trường hợp người mua hẹn giao hàng nhưng khi đến nơi thì không liên lạc được. Không những thế, đối với các bạn còn đang ngồi trên ghế nhà trường, đôi khi quá mải mê kinh doanh mà chuyện học hành bị ảnh hưởng. Thảo (sinh viên đại học Thương mại), chủ một shop mỹ phẩm xách tay trên Facebook từng phải nghỉ học khá nhiều để đảm bảo công việc kinh doanh được liền mạch. Hay như Liên, khi được hỏi cũng đã từng tâm sự:” Do việc học ở trường khá nặng nên bố mẹ tuy ủng hộ nhưng cũng chỉ cho bán hàng vào dịp hè, còn vào năm thì việc học của mình phải được đặt lên hàng đầu”.

Có thể nói, hình thức mua sắm trực tuyến đang phổ biến hiện nay được đón nhận khá tích cực, đặc biệt trong giới trẻ do tính chất tiện lợi và nhanh gọn của nó, tuy nhiên để hạn chế những rủi ro không đáng có, người mua hàng cần tỉnh táo, chọn các cơ sở uy tín, tránh “tiền mất tật mang”. Ngược lại, người bán cũng cần đặt cái “tâm” lên trên lợi nhuận, có những biện pháp để bảo vệ bản thân, và đặc biệt nhóm học sinh, sinh viên khi chọn kinh doanh làm “nghề tay trái” cần có kế hoạch phân bố thời gian hợp lí để không làm ảnh hưởng đến việc học hành.

Phạm Khánh Linh
Báo chí Đa phương tiện K33

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN