Làm giàu từ “đồng nát”: Niềm vui chưa trọn vẹ

(Sóng Trẻ) - Về đến xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, nơi nghề “buôn đồng nát” đang phát triển rầm rộ, nhiều người sẽ bị choáng ngợp bởi máy móc, thiết bị, phụ tùng…và hoạt động buôn bán ở nơi đây.


222358e2e_03ef1a9dacad204b036cc5aef9aa58e9_49494244.1.jpg

“Sắt vụn” nằm ngổn ngang trên lề đường tại xã Đồng Văn

Cách Quốc lộ 2 (đoạn tránh thành phố Vĩnh Yên) không xa, xã Đồng Văn là địa phương nổi tiếng khắp cả nước về một nghề “lạ”:  thu mua phế liệu. Đến đây, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt khách thập phương là hàng trăm chiếc máy xúc, máy ủi, ôtô, cho đến xe máy cũ nát, phụ tùng, sắt vụn... nằm ngổn ngang trong các xưởng và hai bên đường.


Nhộn nhịp thu m

Những năm trước đây người dân Đồng Văn sống chủ yếu bằng nông nghiệp, suốt ngày “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” mà vẫn không đủ ăn. Thấy người dân xã Tề Lỗ bên cạnh đi thu mua phế liệu, họ nhanh chóng học theo.

Thời gian đầu, chỉ vài ba người đi tới các tỉnh phía Bắc để thu mua phế liệu, sắt vụn. Dần dần, như một hiệu ứng, chỉ trong vài năm người dân trong xã kéo nhau đi “mua sắt vụn”.

Ở xã Đồng Văn cũng có rất nhiều các công ty chuyên thu mua phế liệu. Mỗi ngày có hàng chục chuyến xe phế liệu với hàng trăm tấn sắt, nhựa hỏng, màn hình vi tính, ti vi, giấy loại,... chở về đổ ngổn ngang trong sân và cả nài đường. 

Tất cả mọi thứ mua về đều được các “chuyên gia” phân chia rạch ròi thành sản phẩm riêng bán cho những nơi cần nguyên liệu để tái chế. Vì thế, đống “rác thải” được tập hợp ở xã Đồng Văn đã được tận dụng và đem về nguồn thu nhập lớn cho người dân.

Anh Long, ở thôn Yên Lạc, xã Đồng Văn cho biết: “Gia đình tôi đã làm nghề này hơn 10 năm, trước có thuê nhà trên Tuyên Quang để đi thu mua sắt vụn, nhưng giờ chuyển về quê, tôi nhận mua của những mối hàng từ một số tỉnh miền Bắc. Sau đó phân loại rồi bán làm nguyên liệu cho các lò gần đây để kiếm lợi nhuận”.

Bây giờ, để có thể tìm được nhiều mối hàng để mua, người dân xã Đồng Văn còn nghĩ ra cách đăng tin lên các trang Web. Chúng ta không khó để có thể tìm thấy những lời rao như: “Công ty sắt vụn chúng tôi địa chỉ Đồng Văn, Yên Lạc, Vĩnh Phúc, chuyên thu mua sắt vụn phế liệu, mua xe ô tô máy công trình chết, hỏng ,tai nạn hoặc hết đời,  xe nào cũng mua hoặc nhà xưởng thanh lý. Mua nhanh gọn, chỉ cần alo điện thoại là chúng tôi đến xem và mua. Gọi là có, ngó là mua, mua với giá cao nhất”.

Ông Nguyễn Văn Nhặt, Chủ tịch UBND xã Đồng Văn cho biết: “Trong hơn 2000 hộ của xã, Đồng Văn có khoảng 200 hộ có xe ô tô vận tải (không kể vài trăm xe ô tô tại các bãi xe để mua đi bán lại), nhờ nghề thu mua phế liệu mà cuộc sống người dân đã khá hơn rất nhiều so với trước đây”.

Để đáp ứng đầu ra cho các điểm thu mua sắt vụn này, hàng loạt các công ty, lò đúc phôi thép mọc lên. Cô Hải, giám đốc Công ty TNHH thương mại Hải Hùng, tại xã Hợp Thịnh, Tam Dương, Vĩnh Phúc, một cơ sở chuyên mua bán sắt thép phế liệu, đúc phôi thép nằm ngay sát xã Đồng Văn cho biết: “Công ty chuyên mua nguyên liệu ô tô cũ hỏng, sắt thép phế liệu, 80% là của người dân Đồng Văn, còn lại 20% là một số xã khác. Sau đó, sản xuất từ phế liệu ra phôi thép, loại từ 6m đến 12m, nặng từ 6,6 tạ đến 1,3 tấn. Công ty mua nguyên liệu với giá 8.500 đồng/kg, sau đó bán phôi thép giá là 11 500 đồng/kg (chưa có VAT) cho các nhà máy thép ở Hải Dương, Thái Nguyên, Ninh Bình…”. 

Trên địa bàn xã Đồng Văn và một số xã quanh đó có rất nhiều các công ty, lò cần mua nguyên liệu để làm phôi thép như: Công ty Thép đặc biệt, lò Khánh Dư, Trường Điện, Việt Nga... Đây là những điểm đến đáng tin cậy cho những người chuyên kinh doanh “ sắt vụn”, không phải lo việc tiêu thụ khi mua các “phế thải” về bán. 

“Bài toán khó” về môi trường

Cái nghề “buôn sắt vụn” hoạt động rầm rộ bao nhiêu thì vấn đề về ô nhiễm môi trường càng phải đề cao bấy nhiêu. Những chất thải độc hại như dầu mỡ xe ô tô, máy móc các loại, do chế biến nhựa, sắt thép, phế liệu luôn tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

2224a1f42_12.jpg

Phế liệu chất thành đống khắp nhà, nơi người dân vẫn sinh hoạt hàng ngày

Mỗi ngày có hơn 100 tấn phế liệu tập kết về đây, trong đó rác thải ra cũng vài tấn, chưa kể rác thải từ người dân. Loại nào không thể sử dụng được thì cho vào lò nung sắt, loại nào còn sử dụng được thì đưa ra chỗ tái chế. Gọi là chỗ tái chế nhưng thực ra nó được làm ngay bên ven đường và gần nhà ở.

“Đống sắt” ấy là cả một "núi tiền" của người dân, nhưng đây cũng chính là nguyên nhân gây ô nhiễm nặng nguồn nước và làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân nơi đây. Nước thải dầu nhớt của máy móc không có quy trình sử lí, nó rất dễ ngấm sâu xuống lòng đất đến những mạch nước ngầm của giếng ăn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sinh hoạt của người dân.

Vì vậy, bên cạnh việc làm kinh tế thì người dân xã Đồng Văn cũng cần phải chú ý đến bảo vệ môi trường, đồng thời bảo vệ sức khoẻ của chính bản thân mình. Cùng với đó là việc quy hoạch, quản lý và xử lý môi trường để phát triển sản xuất vẫn là câu hỏi khó dành cho các ban lãnh đạo địa phương và cơ quan chức năng để giải quyết sao cho thật hiệu quả.

                                                                                                Trần Tiến

                                                                                Kinh tế Chính trị K28


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN