Văn hoá “ lẩu “ và những bất cập

(Sóng Trẻ) - Từ lâu, lẩu đã trở thành món ăn không còn xa lạ với người Việt nói chung và người Hà Nội nói riêng. Dạo quanh thủ đô một vòng, không khó để chúng ta có thể tìm được những hàng “ lẩu vỉa hè “ và điều đáng quan tâm ở đây là những vấn đề văn hoá ứng xử xoay quanh những quán lẩu này...

Từ những nhân viên “ tiếp thị “...

Đi dọc những con phố Gầm Cầu, Phùng Hưng, Khương Trung..v..v.. chúng ta mới biết được thị trường ẩm thực nướng, lẩu đang phát triển rầm rộ tới mức nào. Chỉ một đoạn phố vài trăm mét mang tên Phó Đức Chính thôi cũng ken dày đặc các quán lẩu, vỉa hè có, nhà hàng có, nhưng có một thực tại chung mà ai cũng có thể thấy đó là cách thức hoạt động kinh doanh “ chộp giật “ của những quán này.

Nếu lần đầu tới những con phố lẩu này, chắc chắn thực khách không khỏi ngỡ ngàng trước việc nhân viên các quán tràn ra đường để bắt khách. Bao nhiêu quán ăn là bấy nhiêu nhân viên “ tiếp thị “ đứng hẳn dưới lòng đường, bất kể ai đi qua cũng đều là đối tượng được “ mời chào “, thậm chí là chặn xe để mời khách vào quán mình bằng được.

“Cung đường tôi đi làm hằng ngày đều phải qua trục đường Phó Đức Chính. Nhiều hôm đi làm về buổi tối, vì mệt nên tôi đi chậm, cứ gần đến mấy hàng lẩu là họ lao ra mời chào vì tưởng tôi có ý định vào ăn, mấy lần khiến tôi choạng tay lái suýt gặp tai nạn. “ – anh N.H.L ( Ba Đình – Hà Nội ) cho hay.

90c0fbbe6_anh_4.1.jpg
Hình ảnh nhân viên quán lẩu tràn xuống đường bắt khách
(Ảnh: Thanh Mai)

..tới những “ quái xế xa lộ “

Những quán ăn dọc phố lẩu luôn luôn trong tình trạng kín bàn, kín khách vì vậy xe của khách hàng sẽ được nhân viên trung chuyển qua bãi gửi gần đó. Vì để cạnh tranh, các quán lẩu điều động nhân viên chăm sóc khách hàng tận tình, đến việc gửi xe cũng đã có nhân viên nhận xe của khách và mang đi gửi, chính điều này đã trở thành một vấn đề nhức nhối trên chính những con phố ẩm thực này. Nhân viên thì có hạn mà lượng khách quá đông, những người nhận nhiệm vụ đi gửi xe của khách đều luôn trong tình trạng gấp gáp để kịp phục vụ những “ thượng đế “. Việc nhân viên quán lẩu đi xe của khách hàng phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách đánh võng dần trở thành hình ảnh quá đỗi quen thuộc trên những con phố này.

“ Có lần em đi ăn lẩu ở quán L.Đ.T, khi đến nhân viên nói đưa khoá xe để họ đi gửi nên em cũng yên tâm vào quán ăn, tới khi đi về thì toá hoả vì không hiểu sao chiếc xe trước khi tới đây vẫn lành lặn mà sau bữa ăn lại bị vỡ một góc yếm xe ?! “ Tình ngây lý gian “ nên em cũng không bắt đền vì lúc ấy tối muộn rồi, lần sau rút kinh nghiệm nếu đến ăn sẽ tự đi gửi xe thôi. “ – bạn T.T.L ( Hoàng Mai – Hà Nội ) chia sẻ.

90c0fbbe6_anh_4.2.jpg
Văn hóa ứng xử nơi quán ăn công cộng cần được xem lại (Ảnh: Thanh Mai)

Trên thực tế, nhiều lần các quán lẩu trên phố Phó Đức Chính đã bị công an phường Trúc Bạch xử phạt về việc để nhân viên tràn ra đường bắt khách cũng như vấn đề về việc gửi xe cho khách gây rối loạn trật tự nhưng vì chạy theo lợi nhuận, những quán ăn tại đây vẫn bất chấp, tiếp tục hoạt động theo “ lối cũ “.

Cô B.T.L – một người dân sống trên đường Phó Đức Chính tâm sự “ Mỗi chiều tối, cả nhà tôi đều bảo nhau ít ra đường thôi vì lúc ấy phố lẩu bắt đầu hoạt động, lộm nhộm lắm, xe cộ nhân viên đi lạng lách rất nguy hiểm. Tôi cũng từng sang góp ý với chủ quán nhưng họ đều bỏ nài tai, muốn chấm dứt những hiện tượng này có lẽ cần sự can thiệp mạnh tay và triệt để hơn nữa của các cấp chính quyền. Kinh doanh lẩu thì không xấu nhưng không thể để văn hoá kinh doanh xuống cấp trầm trọng như này, dần dần nó sẽ khiến hình ảnh thủ đô trong mắt chúng tôi cũng như bạn bè quốc tế kém đẹp đi nhiều. “

                                                                               Nguyễn Thanh Mai
Báo in K35A1




Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN