Làng Chuông - Nơi lưu giữ nét đẹp tâm hồn Việt

(Sóng trẻ) - Trải qua bao thăng trầm của lịch sử và sự đổi thay của đời sống xã hội, nhưng những câu ca "Muốn ăn cơm trắng cá trê. Muốn đội nón tốt thì về làng Chuông" vẫn được lưu truyền cho đến tận ngày nay. Câu ca này vừa ca tụng vừa là minh chứng cho sự tồn tại một làng nghề làm nón rất nổi tiếng từ bao đời nay đó là Làng Chuông.

Một làng nghề lâu đời

Làng Chuông cách trung tâm Hà Nội trên 30 km, thuộc xã Phương Trung, huyện Thanh Oai (Hà Nội). Đây là ngôi làng nhỏ nằm bên dòng sông Đáy hiền hòa, nổi tiếng với nghề làm nón hàng trăm năm nay.

Khi chúng tôi tìm đến Làng Chuông thì được mọi người trong làng chỉ dẫn vào nhà cụ Lưu Thị Ngói và cụ Phạm Trần Canh đó là hai cụ đã nài 80 tuổi nhưng vẫn gắn bó sâu sắc với nghề làm nón. Khi được hỏi làng nghề có từ bao giờ thì các cụ đều không rõ chỉ biết đây là nghề được tổ tiên, cha ông truyền lại cho con cháu từ đời này qua đời khác. Từ bao đời nay, thành thường lệ, chợ làng Chuông họp 6 phiên chính/tháng vào các ngày mồng 4, 10, 14, 20, 24 và 30 âm lịch. Điều đặc biệt của phiên chợ này là chỉ bày bán một mặt hàng duy nhất là nón và các nguyên liệu để làm nón.

Chợ làng Chuông họp từ rất sớm, 6h sáng đã có rất đông người dân trong làng đến họp. Từ khắp chợ, người người tấp nập mang theo những sản phẩm của mình đến chợ để bán như: lá làm nón, khung nón, kim chỉ khâu, và những chiếc nón trắng tinh xếp dài thành hàng dãy,…Chợ họp nhanh, ồn ào, náo nhiệt rồi nhanh chóng tan sau hơn 3 tiếng đồng hồ.

3e275e9dd_hinh_anh_3.jpg
Một góc phiên chợ

Để có được một chiếc nón vừa đẹp, vừa nhẹ lại vừa bền phải qua rất nhiều bước cầu kì: Đầu tiên là chọn lá. Lá lụi được đem về vò trong cát rồi phơi nắng cho đến khi màu xanh của lá chuyển sang màu trắng bạc. Sau đó, lá được lót dưới nắm giẻ, dùng lưỡi cày miết nhanh sao cho lá phẳng mà không giòn không rách. Vòng nón làm bằng cật nứa vót nhỏ và đều, khi nối bắt buộc phải tròn và không chắp, không gợn.

Nón làng Chuông có 16 lớp vòng giúp nón có độ bền chắc nhưng vẫn mềm mại. Tiếp theo là công đoạn xếp từng lá vào vòng nón, một lớp mo tre và một lớp lá nữa rồi khâu thẳng đều từ vòng trong ra vòng nài. Khâu xong tháo ra còn phải cắt hết riềm thừa. Cuối cùng là công đoạn hơ, người ta hơ nón bằng hơi diêm để màu nón trở nên trắng muốt và không mốc.

3e275e9dd_hinh_anh_4.png
Chiếc nón khi đã hoàn thành

Những thăng trầm

Trước kia, nón Làng Chuông tấp nập kẻ mua người bán. Vào những phiên chợ những chiếc ô tô của thương lái ở mọi nơi nườm nượp kéo về mua, có xe chở đến hàng nghìn chiếc…Nhưng ngày nay, nghề làm nón không còn được thịnh như xưa bởi nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân chính là do trong thời buổi hiện nay, người ta đội mũ nhiều hơn đặc biệt là những loại mũ hợp thời trang, hợp với phong cách của mỗi người. Còn nón lá chỉ dành cho những người lớn tuổi đội khi ra đồng làm việc hoặc đi chợ. Vì thế giá thành của một chiếc nón giảm đi rất nhiều nhưng vẫn rất ít người mua. Bà Nguyễn Thị Hà một người làm nón cho biết: “Trước kia bán được 70-80 nghìn một chiếc nón giờ chỉ khoảng 50 nghìn thôi nên đời sống của những người làm nón gặp rất nhiều khó khăn”.

Nhiều người đã bỏ nghề để đi làm việc khác có thu nhập cao hơn. Hoặc họ có làm thì chỉ làm khi rảnh rỗi để tăng thêm thu nhập chứ không coi đây nghề chính của mình nữa.

Biểu tượng văn hóa đặc sắc của người Việt Nam

Khi đến làng Chuông, chúng tôi không còn được gặp cái cảnh cả làng đông vui ngồi làm nón cùng nhau trước sân đình nữa. Nhưng tôi vẫn thấy tự hào vì đi qua mỗi gia đình đều thấy có một vài người vẫn đang tỉ mỉ ngồi làm nón. Tuy số người làm nón trong làng không còn nhiều như xưa, nhưng với tình yêu dành cho quê hương và niềm tự hào về một làng nghề truyền thống cổ của Việt Nam, làng Chuông nói chung và các bà, các chị nói riêng, những người nghệ nhân hết mình vì sự lưu giữ nét đẹp truyền thống của quê hương vẫn đang ngày ngày cần mẫn, tỉ mỉ làm nên những chiếc nón mang đậm nét đẹp hồn quê.

Nguyễn Thị Phương Lan
Lớp Phát Thanh K31

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN