Lặng lẽ tiếng chổi tre cho một Hà Nội sạch
(Sóng trẻ) - Mỗi buổi sáng, khi chúng ta bước chân ra đường lại thấy con phố hôm nay đã sạch sẽ tươm tất. Mọi người hờ hững bước đi, xem như đó là sự bình thường trong đời, nhưng có mấy ai nghĩ tới những gian lao, vất vả đêm qua của người lao công quét rác?
Lực lượng lao động chính của nghề này là những người phụ nữ ở tuổi trung niên. Họ xuất hiện giữa đường phố với vóc dáng nhỏ, gầy xanh xao trong bộ áo lao công màu xanh đặc trưng, trên tay cầm độc một chiếc chổi tre.
Bất kể ngày mưa, tháng nắng, giữa sự ồn ào, bụi bặm của đường phố hay những im lặng đáng sợ về đêm… khi cả thành phố hối hả với những bộn bề đời thực hay chìm sâu trong giấc ngủ dài, đâu đó, những chiếc chổi tre ấy vẫn “âm thầm” quét trên khắp nẻo đường Hà thành, góp sức xây dựng một thủ đô sạch, đẹp.
Cô Hương, 43 tuổi, một lao công lâu năm trong nghề tại khu vực Cầu Diễn, chia sẻ: “Nghề này nó vô vàn lắm, làm ngày nào biết ngày đấy chứ biết thế nào được. Cái này thì nó vất vả, phải có sức khỏe thì mới làm được. Mưa thì nó vất vả về mưa, nắng thì vất vả về nắng. Mưa thì bẩn, có thể giảm ít rác hơn nhưng đường phố lại nhớp nháp, khó quét sạch, còn nắng lên thì dân người dân bắt đầu xả rác ra nhiều”.

Những chiếc chổi tre lặng lẽ quét trên khắp nẻo đường Hà Nội
Hằng ngày, những người lao công làm việc vất vả suốt 8 tiếng đồng hồ, chủ yếu vào thời điểm đêm khuya. Khi ấy, người dân đi lại ít, việc quét dọn sẽ tiện hơn, đảm bảo an toàn cho những người lao công. Tuy nhiên, ngày nay nửa đêm, hàng quán trên các vỉa hè vẫn còn đông đúc, cản trở việc quét dọn, thu m rác. Vì thế, có những đêm, không ít lao công phải thức tới 2 - 3h sáng mới thu m hết rác thải. Ngay cả quy định 19 giờ ô tô mới được vào thành phố vận chuyển rác buộc chị em công nhân phải dùng những thùng nhỏ thu m đưa về điểm tập kết, thời gian, công sức cũng tăng lên gấp đôi.
“Ngày trước cô làm ca sáng nhưng bây giờ làm ca chiều, làm từ 4h đến 12h đêm. Ngày đến 3 lần, vừa đi một vòng, giờ vòng thứ 2 đấy, vòng đầu hết rồi vòng thứ 2 làm lại đây. Tuần nào mà tổ đủ người thì tuần được nghỉ một ngày, không nữa thì phải đi nửa tháng nghỉ một buổi ” - Cô Hương giãi bày khi nói về công việc của mình.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của đất nước trong một vài năm trở lại đây, Hà Nội ngày càng đông đúc, khách du lịch, khách vãng lai tứ xứ đến du lịch, làm ăn, buôn bán. Đời sống vật chất của người dân ngày càng sung túc... song cũng vì thế mà lượng rác thải tăng lên đáng kể. Công việc của những người công nhân quét rác cũng nhân lên bội phần.
Không chỉ quét rọn đường phố, những người lao công này còn phải đi tới từng nhà, gõ kẻng thu m rác. Rác từ trong nhà dân tới rác nài đường phố đều do những người phụ nữ nhỏ bé ấy thu m. Tính ra, con số lên tới vài tấn mỗi ngày. Trong khi đó, ý thức phân loại rác của người dân chưa cao, khiến người lao công vừa phải thu m, vừa phải phân loại rác.
Công việc vất vả, cực nhọc là thế, bên cạnh đó, biết bao hiểm nguy, bất trắc vẫn ngày đêm rình rập họ.
Đã có nhiều trường hợp những người lao công không may bị xe đi đường tông vào hay bị các đối tượng xấu trêu chọc hay những đêm đi làm về khuya, như lời tâm sự của các cô, các chị: “Nhà gần thì không sao chứ nhà xa đi về sợ lắm, còn phải nhờ người, có người đi cùng, không dám đi một mình”. Mặt khác, hàng ngày họ còn phải tiếp xúc với nhiều thứ rác bẩn, hôi thối, dễ sinh bệnh về đường hô hấp…, nhưng cái nghề đã đi liền với cái nghiệp, họ vẫn không thể bỏ được! Bởi, bỏ nghề thì biết sống ra sao?
Nguyễn Thị Anh
Lớp Phát thanh K31
Cùng chuyên mục
Bình luận