Làng nghề truyền thống trong xã hội hiện đại
(Sóng Trẻ) - Làng nghề truyền thống luôn là một nét đặc sắc trong văn hóa của người Việt. Bên cạnh những giá trị kinh tế, những làng nghề còn mang một giá trị về tinh thần sâu sắc, là nơi lưu giữ những gi ông cha ta đã truyền từ đời này qua đời khác, những tinh hoa trong suốt chiều dài lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển của các công nghệ hiện đại ngày nay, các làng nghề dần bị rơi quên lãng, nhiều nơi chỉ còn là nơi trưng bày, tham quan của du khách khi đến với Hà Nội do thiếu lao động và hiệu quả kinh tế mang lại kém.
Trong kí ức của nhiều người, những làng nghề là nơi vô cùng nhộn nhịp với hình ảnh những người thợ trông vô cùng chân chất, làn da sạm lại đặc trưng của những người lao động, ngồi giữa rất nhiều những khung bằng nứa, giấy màu sặc sỡ; hay hình ảnh những nghệ nhân với đôi tay khéo léo, biến những khối đất sét đang quay tít thành những chiếc bát, lọ hoa,... một cách diệu kì và điêu luyện..
Sự phát triển của xã hội đã tác động không nhỏ đến sự tồn tại của những gi thuộc về truyền thống. Những làng nghề tuy vẫn giữ được nét riêng của mình nhưng không còn phát triển, không còn nhộn nhịp như trước nữa. Nài những làng nghề nổi tiếng và mang lại hiệu quả kinh tế cao, được ưa chuộng như làng gốm Bát Tràng, làng lụa Vạn Phúc, ... thì hầu hết các làng nghề đã dần bị mai một.
Việc sản xuất một sản phẩm bằng thủ công sẽ khó có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao trong khi chúng ta hoàn toàn có thể sản xuất theo công nghệ hiện đại. Do hiệu quả kinh tế không cao nên dần dần người dân trong các làng nghề sẽ chọn một công việc khác, việc thiếu lao động cũng là một trong những nguyên nhân khiến các làng nghề dần dần bị mất đi.
Làng tranh Đông Hồ là một làng nghề vô cùng nổi tiếng. Nhắc đến tranh Đông Hồ người dân Việt Nam phần lớn đều biết với những bức tranh đã trở thành bất hủ như “đám cưới chuột”,”đàn gà”,... thường được người dân mua về treo dịp Tết đến xuân về. Khác hẳn với mức độ nổi tiếng của mình, làng tranh Đông Hồ hiện nay trở nên đìu hiu và vắng bóng những nghệ nhân làm nghề. Là làng nghề với tuổi đời hơn 400 năm, từ nơi có 17 dòng họ làm tranh đến nay chỉ còn hai gia đình giữ nghề là nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế và Nguyễn Hữu Sam ( đã mất vào năm 2017, hiện chỉ còn con cháu làm nghề).
Cuộc sống mưu sinh đã khiến người dân nơi đây buộc phải rẽ sang hướng khác để có thể tồn tại. Làng tranh Đông Hồ hiện nay chủ yếu lại sống bằng nghề làm vàng mã do càng ngày tranh Đông Hồ không còn được tiêu thụ nhiều như trước. Nhìn làng Đông Hồ hiện nay, người ta lại bồi hồi, tiếc nuối cho một quá khứ từng nhộn nhịp, từng đẹp đẽ và cổ truyền đã qua.
Khi được hỏi về nghề truyền thống của làng mình, nét trăn trở hiện rõ trên khuôn mặt của chị Nguyễn Thị Thơm, chị chia sẻ: “Ngày xưa tranh Đông Hồ được người dân cả nước ưa chuộng. Mỗi dịp tết đến xuân về, ai cũng muốn có tranh Đông Hồ treo trong nhà nên cả làng bận rộn, mệt nhưng vui và nhộn nhịp lắm. Bây giờ không phải chúng tôi không muốn tiếp nối nghề truyền thống của gia đình, mà cô xem chúng tôi còn phải lo cho gia đình, mà giờ tranh Đông Hồ không còn được mua nhiều như trước, nếu cứ làm theo nghề thì không đủ ăn, cả làng đành phải chuyển sang nghề khác. Như nhà tôi cũng phải chuyển sang làm vàng mã. Không còn lựa chọn cô ạ.”
Nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế
Tuy những sản phẩm truyền thống càng ngày càng không được ưa chuộng nữa nhưng vẫn có những làng nghề quyết tâm giữ gìn và vực dậy một nét văn hóa được lưu truyền từ thời cha ông. Nhiều năm trở lại đây, đồ chơi hiện đại ồ ạt được sản xuất hay nhập khẩu vào Việt Nam khiến đồ chơi truyền thống bị lấn át đi nhiều, trong đó có tò he. Điều đó khiến cho làng nghề tò he Xuân La không còn giữ được vị thế của mình, rất khó phát triển.
Đứng trước nguy cơ bị mai một dần, những nghệ nhân làng Xuân La đã thành lập một câu lạc bộ với tiêu chí đoàn kết, cùng nhau giữ gìn và phát triển nghề do cha ông để lại. Câu lạc bộ của các nghệ nhân đã tổ chức hội thi nặn to he, đóng góp những sản phẩm kỉ lục trong đại lễ 1000 năm Thăng Long để quảng bá thương hiệu. Bên cạnh đó là phối hợp với với Sife Ussh (nhóm sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn) để có thêm nhiều cơ hội giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm, nâng cao thu nhập cho các nghệ nhân. Bằng sự cố gắng, làng tò he Xuân La đã có sự khởi sắc trở lại, dù vẫn cần rất nhiều sự giúp đơ của chính quyền nhà nước.
Tò he – món đồ chơi cổ truyền
Những làng nghề truyền thống là một nét văn hóa cổ truyền của dân tộc. Sự im ắng, buồn tẻ của những ngôi làng bị mai một đang kêu cứu một sự vự dậy từ những người quan tâm đến văn hóa truyền thống.
Thùy Dung
Cùng chuyên mục
Bình luận