Trực tiếp: Phiên đối thoại buổi chiều giữa Ban Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền cùng sinh viên K30, K32

(Sóng trẻ) - Chiều ngày 8/5, cuộc đối thoại giữa Ban Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền và sinh viên tiếp tục với phiên tiếp xúc sinh viên K30 và K32. Trước đó, Ban giám đốc học viện đã tiếp xúc với sinh viên K31 và K33 trong buổi sáng ngày hôm nay.

6e920b29f_images734185_lo_hvbc.jpg


Đây là cuộc đối thoại đầu tiên giữa Ban giám đốc và sinh viên trong toàn trường về các vấn đề nóng liên quan đến đời sống, việc học tập của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Bên cạnh các câu hỏi được các lớp, chi đoàn gửi về cho phòng Công tác Chính trị, trong buổi giao lưu các bạn sinh viên có quyền được đưa ra các câu hỏi mở.

13h30: Hội trường lớn hiện nay đã đông đủ các bạn sinh viên. Việc ổn định chỗ ngồi được tiến hành bởi các đội viên Tình nguyện xung kích.

13h40: Ban tổ chức tuyên bố bắt đầu buổi giao lưu. Tham dự buổi giao lưu, về phía Học viện, có PGS.TS. Trương Ngọc Nam – Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền; PGS.TS. Lưu Văn An - Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền; ThS. Nguyễn Văn Minh - Trưởng phòng Công tác Chính trị Học viện cùng tổ thư ký điều hành cuộc đối thoại; đại diện các khoa cùng sinh viên đại diện các lớp K30 và K32.

Phát biểu tổng kết buổi giao lưu sáng giữa sinh viên K31 và K33, PGS.TS. Lưu Văn An cho biết cuộc đối thoại buổi sáng đã diễn ra “nóng từ 7h30 đến 11h30”. Có khoảng 30 câu hỏi được nêu trực tiếp và 20 câu hỏi giấy được sinh viên chuyển đến và đều được lãnh đạo Học viện giải đáp kỹ lưỡng.

Về lĩnh vực đào tạo, ý kiến được đề cập nhiều là phương pháp giảng dạy của các thầy cô. Một số sinh viên đã thẳng thắn chia sẻ rằng những tiết học của các thầy cô khiến cho sinh viên nhàm chán và buồn ngủ. Ban giám đốc thừa nhận rằng một số giảng viên còn thiếu và yếu phương pháp giảng dạy và cho biết sẽ cố gắng đổi mới phương pháp giảng dạy và đào tạo kỹ năng cho nhiều giảng viên, đồng thời yêu cầu sinh viên phải chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

Về chương trình đào tạo, một số sinh viên nêu ý kiến chương trình đào tạo của nhà trường còn nặng về lý luận, ít chú trọng đến thực hành. Ý kiến này được lãnh đạo nhà trường giải thích: “Trường ta là trường Đảng, sinh viên trong trường cần được trang bị lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối của Đảng và Nhà nước. Đối với khối lý luận, sinh viên phải có nền tảng vững chắc để được cấp bằng cao cấp lý luận chính trị, đối với khối nghiệp vụ là bằng trung cấp lý luận chính trị".

Về vấn đề lịch thi, lịch học, nhiều sinh viên phàn nàn rằng lịch thi lại vẫn còn tình trạng báo muộn. Các em yêu cầu được viết khóa luận, tiểu luận, làm bài tập nhiều hơn. Trước thắc mắc của sinh viên, PGS.TS. Trương Ngọc Nam giải thích: Hiện tại, lịch thi luôn được nhà trường báo tại bảng tin trước từ 5 - 10 ngày. Hơn nữa, việc chuẩn bị ôn thi luôn được đội ngũ giảng viên nhắc nhở, đôn đốc trong suốt quá trình học. Trong thời gian tới, nhà trường sẽ tích cực cải tiến trang web chính thức của trường để đưa thông tin lên kịp thời cho sinh viên. Nài ra, số lượng khóa luận tốt nghiệp hiện giảm đi, vì nhà trường theo dõi thấy chất lượng khóa luận và tiểu luận có chất lượng không cao, do vậy nhà trường chủ trương chỉ lựa chọn các sinh viên từ loại khá trở lên để làm khóa luận tốt nghiệp. Trong thời gian tới, nhà trường sẽ chú trọng vào các đề thi theo hướng mở, giảm về thi viết và tăng về thi vấn đáp và bài tập lớn.

Đối với các vấn đề về cơ sở vật chất, nhà trường cho biết sẽ đáp ứng nguyện vọng sinh viên, cụ thể là lắp mạng wifi trên toàn trường, tăng cường cơ sở vật chất cho thư viện, cho phép vé tháng khi gửi xe đạp.

14h00: Nhà trường bắt đầu nhận câu hỏi của các sinh viên các lớp buổi sáng.

Mở đầu phần đặt câu hỏi, hai bạn sinh viên từ các lớp Chính sách Công K30 và Quan hệ Quốc tế K32 đặt vấn đề về chuẩn đầu ra tin học và nại ngữ. Hai bạn đặt câu hỏi: Hiện tại rất nhiều cơ quan yêu cầu về bằng nại ngữ và tin học sau khi sinh viên ra trường. Nhà trường có lộ trình gì khi cấp chứng chỉ về nại ngữ và tin học, vì đã được học mà chưa có bằng thì sẽ rất khó khăn?

Trả lời thắc mắc của sinh viên, nhà trường cho biết: hiện tại môn Nại ngữ trong nhà trường được đào tạo trong vòng 3 kỳ với 15 trình, vì vậy để đạt được chuẩn đầu ra thì sinh viên phải tự bổ sung cập nhật vốn nại ngữ của mình. Tuy nhiên, nhà trường sẽ hỗ trợ đào tạo để cấp chứng chỉ nại ngữ và tin học cho các em với học phí rẻ hơn so với bên nài, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Nhà trường có điều kiện cơ sở vật chất. Học viện Báo chí và Tuyên truyền là cơ sở đào tạo nại ngữ cấp chứng chỉ được bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận. Chính vì vậy, nhà trường sẽ tạo điều kiện cho các em được thi để lấy chứng chỉ để phù hợp với yêu cầu của cơ quan tuyển dụng.

14h15: Các sinh viên tiếp tục đặt câu hỏi cho Ban giám đốc Học viện.

Lớp Công tác xã hội K32 gửi hai câu hỏi: Các phòng khoa có định hướng thế nào đối với việc đào tạo công tác xã hội – một chuyên ngành mới được đưa vào đào tạo? Liệu trường có tổ chức thi điểm cải thiện cho sinh viên giống như một số trường khác hay không?

Đại diện lớp Quan hệ Quốc tế K32 hỏi: "Có một sinh viên trong lớp em bị mất hồ sơ gốc, và đã làm lại hồ sơ gốc và nộp lại về trường (bản sao). Nhà trường có chấp nhận hồ sơ này không? Về vấn đề học bổng, mỗi năm đều xét 15% SV, bây giờ lại giảm xuống còn 10%; em muốn được nghe giải thích rõ hơn? Có thông tin năm học sau nhà E6 (khu ký túc xá) sẽ bị phá do nhiều nơi đã bị xuống cấp. Là một sinh viên ở tại KTX, em muốn được nghe cụ thể hướng giải quyết của trường về vấn đề này."

Lớp Xuất bản K32 có đề nghị về đia điểm học của lớp. Đại diện lớp cho biết, hiện tại lớp đang học ở tầng 2 Hội trường lớn, phòng học không có điều kiện cũng như cơ sở vật chất tốt, lại dễ bị xao nhãng từ các hoạt động ở hội trường lớn, gặp nhiều khó khăn. Từ những khó khăn nêu trên, lớp có nhu cầu đổi phòng học

Vẫn với vấn đề chuẩn đầu ra nại ngữ, lớp Triết học K32 có câu hỏi: "Đối với sinh viên học tiếng Trung thì chuẩn đầu ra là tiếng Anh hay tiếng Trung? Việc lấy chứng chỉ sẽ diễn ra như thế nào?"

Lớp Biên dịch tiếng Anh K30 có câu hỏi về những quy chế mới của trường mình. Đại diện lớp thắc mắc: "Liệu trường có thể thông báo trước ít nhất là 1 kỳ học để sinh viên trở nên thuận lợi hơn hay không?" Bên cạnh đó, lớp cũng cho biết rằng vấn đề vật chất kỹ thuật cũng còn nhiều bất tiện, khiến sinh viên gặp khó khăn khi học tập.

Một bạn ở lớp Báo in K30 đặt vấn đề về mức học bổng kỳ trước. Bạn sinh viên phản ánh rằng, mức thấp nhất là khoảng 2.800.000đ, nhưng kỳ vừa qua lại bị giảm xuống còn 2.425.000đ.

Lớp Thông tin Đối nại K32 băn khoăn về vấn đề việc làm cho sinh viên ra trường. Đại diện lớp hỏi rằng, khi ra trường, tấm bằng Nghiệp vụ Báo chí có giúp sinh viên được không?
 
Một bạn ở lớp Báo mạng Điện tử K32 thắc mắc rằng: "Theo như qui chế mới thì không còn điểm cộng rèn luyện cho hoạt động nghiệp vụ nữa, liệu có thể thay đổi việc này để khuyến khích sinh viên tham gia cộng tác viết bài hay không?"

14h40: Sau khi lắng nghe các câu hỏi của sinh viên, nhà trường tiến hành trả lời từng vấn đề một.

Trả lời câu hỏi đầu tiên của lớp Công tác Xã hội K32, Trưởng khoa PGS.TS. Lưu Hồng Minh cho biết: "Như đã truyền đạt qua các buổi học trên lớp, khoa chủ trương đào tạo những kiến thức về truyền thông đại chúng, tư vấn và giúp đỡ cho các nhóm trong cộng đồng, để huy động nguồn lực, giúp đỡ những người có hoàn cảnh đặc biệt trong cộng đồng. Đi cùng với đó là hoạt động tư vấn, an sinh xã hội."

Với thắc mắc của lớp Triết học K32, cô Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó phòng Đào tạo trả lời: "Những người học tiếng Trung có thể tham khảo bản tham chiếu qui đổi tương đương sang khung B1, B2 châu Âu để hiểu rõ vấn đề này"..

15h10: PGS.TS. Trương Ngọc Nam trực tiếp trả lời về vấn đề xuống cấp ký túc xá. Thầy xác nhận về vấn đề ký túc xá xây dựng hơn 30 năm đang xuống cấp và cho biết: "Thời gian sửa chữa ký túc xá có thể kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm, nhà trường mong các em sinh viên thông cảm, chuyển ra nài ở trong thời gian này – đến khi công tác sửa chữa được hoàn thiện thì các em có thể quay lại".

Trước câu hỏi về việc hay phải di chuyển phòng học của lớp Xuất bản K30, Giám đốc Học viện khẳng định rằng: vấn đề này trách nhiệm thuộc về khoa, trong việc bố trí địa điểm học cho lớp. Về vấn đề học bổng, PGS.TS. Trương Ngọc Nam cho biết rằng: mức chỉnh học phí mới sẽ được áp dụng cho học bổng từ kỳ sau.

Với câu hỏi của lớp Thông tin Đối nại 32 - đang học lớp Nghiệp vụ báo chí, thì khi ra trường với tấm bằng đó sẽ có tác dụng gì?, Giám độc Học viện trả lời: "Nhà trường khuyến khích việc học lớp nghiệp vụ để sinh viên khối lý luận cũng có thể có kiến thức về báo chí truyền thông, giúp ích cho các em chuyển ngành sau này nếu có nhu cầu. Tấm bằng từ lớp Nghiệp vụ báo chí có giá trị nhất định như thế nào còn tùy thuộc vào trường hợp cụ thể khi các bạn đi xin việc."

Trước thắc mắc của một bạn lớp Báo mạng Điện tử32 về điểm cộng cho các hoạt động nghiệp vụ, nhà trường khuyên các khoa nên linh hoạt áp dụng mức cộng này vào phần ý thức học tập, và sẵn sàng khen thưởng sinh viên nào có hoạt động nghiệp vụ xuất sắc.

Đối với câu hỏi rằng liệu trường có tổ chức thi điểm cải thiện cho sinh viên giống như một số trường khác hay không, PGS.TS. Trương Ngọc Nam cho biết: "Nhà trường lưu ý để vận dụng cả học niên chế và tín chỉ để có cải thiện điểm cho sinh viên. Tuy nhiên cần phải có sự bàn bạc với cấp trên để việc tổ chức thi cử cải thiện điểm được công nhận."

15h30: Đại diện Phòng Tài vụ của Học viện lưu ý các sinh viên về việc thu phí qua thẻ ngân hàng. Trước một số thắc mắc được gửi đến về vấn đề thiếu thông tin trong việc thu phí qua thẻ ngân hàng, Phòng Tài vụ trả lời: "Phòng đã ít nhất ba lần gửi thông báo về các lớp về việc thu phí qua thẻ ngân hàng. Mong các cán bộ lớp lưu ý vấn đề này".

Trước vấn đề về việc trả học bổng, miễn giảm học phí khi có quy định mới về thu học phí, cô Mến của phòng Tài vụ trả lời rằng: Với những trường hợp đó, phòng sẽ trả lại học phí trong thời hạn 6 tháng/lần.

15h50: Buổi đối thoại tiếp tục với phần hỏi và trả lời.

Một sinh viên K30 có góp ý về việc cải thiện chất lượng trang web của trường bằng việc tuyển các cộng tác viên là sinh viên trong trường, đặc biệt là các sinh viên của lớp Báo mạng điện tử. Phó Giám đốc Học viện Lưu Văn An tiếp thu góp ý trên và cho biết rằng hiện trang web của trường đang có một số hướng cải tiến mới và sẽ cân nhắc vấn đề trên.

Một sinh viên khác có thắc mắc về việc thi năm môn lý luận đại cương và mức điểm điều kiện cho năm môn đó. Phó Giám đốc khẳng định: điểm điều kiện với các môn trên là 5 điểm.

Một bạn sinh viên có câu hỏi rằng: Liệu Học viện có tổ chức các ngày hội tuyển sinh không, và liệu nhà trường có nhiều kênh thông tin để quảng bá cho những học sinh cấp 3 chuẩn bị vào trường? Nhà trường trả lời vấn đề trên rằng, hiện tại nhà trường vẫn đang triển khai một số kênh thông tin chính như tiếp xúc với các đơn vị truyền hình, phát thanh, đồng thời cung cấp các thông tin về các khoa, ngành trên trang thông tin chính của trường. Nhà trường cũng đã tham gia một số ngày hội tuyển sinh, nhưng nhận thấy hiệu quả không cao nên không chú trọng.

16h10: Đại diện các phòng ban của nhà trường cùng Ban giám đốc tiếp tục trả lời các thắc mắc của sinh viên.

Đại diện phòng Khảo thí trả lời các thắc mắc về việc làm tròn điểm thi và điểm tổng kết, cùng việc lịch thi lại báo quá sớm. Theo phòng Khảo thí, hiện tại quy định về việc tính điểm của nhà trường quy định làm tròn điểm thi và điểm rèn luyện; về vấn đề thi lại, trong kỳ gần nhất, phòng Khảo thí đã dán lịch thi 5 ngày trước khi thi và thông báo vào 18 ngày trước đó. Cùng với đó, mỗi môn học được quy định dành ra nửa ngày cho việc ôn thi, do vậy sinh viên cần chủ động học, tránh tình trạng "nước đến chân mới nhảy".

Đại diện phòng Nại ngữ trả lời câu hỏi của một bạn sinh viên về việc điểm tiếng Trung không trả trực tiếp về lớp. Cô Hoa phụ trách khoa Nại ngữ cho biết, hiện nay điểm thi môn tiếng Trung cũng như các môn Nại ngữ được phòng Khảo thí trả về khoa chủ quản và khoa Nại ngữ mỗi khoa 2 bản để tiện cho việc lưu trữ. Các sinh viên muốn xem điểm có thể hỏi khoa chủ quản và khoa Nại ngữ để xin bản sao.

16h20: Thầy Giang phụ trách trang web nhà trường cho biết, về mặt định hướng, phát triển, trang web ajc.edu.vn hướng tới việc là một trang thông tin điện tử, truyền tải thông tin về các hoạt động của nhà trường, tiến tới việc tích hợp một số tiện ích như số hóa các tài liệu của thư viện, giảm bớt thời gian lên thư viện tìm tài liệu tra cứu. So với các trang mạng thông tin khác, đặc biệt là các trang mạng xã hội, thông tin trên trang web của trường là chính thống. Trang web cũng đã liên kết với Đoàn thanh niên để qua đó xuất bản các thông tin từ phía Đoàn, các bạn sinh viên có thể liên hệ để tìm hiểu thêm.

Phó giám đốc Lưu Văn An thừa nhận: "Trang web của nhà trường hiện nay còn nhiều thiếu sót, trong thời gian tới sẽ có nhiều cải tiến để sinh viên có thể tiện truy cập".

16h25: Trước các câu hỏi về vấn đề nâng cấp, cải tạo sân vận động, mở rộng không gian tập thể dục trong ký túc xá, cô Mến phòng Tài vụ cho biết: hiện nay nhà trường đang phê duyệt thiết kế mới về cải tạo sân vận động trong ký túc xá, dự kiến trong cuối năm nay sân vận động sẽ được cải tạo mới. Tiền thu từ sân tennis trong ký túc xá để phục vụ cho việc cải tạo cơ sở vật chất cho ký túc xá, nên không thể bỏ sân tennis vì mục đích mở rộng diện tích.

Bí thư đoàn trường Phạm Tuyên trả lời những vấn đề liên quan đến những khó khăn của đội Cờ đỏ, về những vấn đề về việc quản lý sổ đoàn. Thầy Tuyên cho biết: "Những khó khăn của đội Cờ đỏ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đã được thầy trực tiếp giải quyết, vì không có báo cáo nào thêm nữa nên thầy không giải quyết thêm nữa. Việc này cũng một phần là do thái độ của sinh viên trong trường không đúng mực, gây 'ức chế' cho cả hai." Về vấn đề mất sổ Đoàn của một số chi đoàn, thầy mong văn phòng Đoàn sớm giải quyết vấn đề này, tạo điều kiện cho sinh viên trong quá trình làm lại sổ Đoàn.

16h35: Các bạn sinh viên tiếp tục gửi các thắc mắc về phía ban Thư ký. 

Trả lời một thắc mắc về việc học Quản lý kinh tế và học thêm các môn nghiệp vụ Ngân hàng và Chứng khoán để làm việc tại các doanh nghiệp, cô Thu, đại diện khoa Quản lý kinh tế cho biết: "Tùy thuộc vào yêu cầu của nhà tuyển dụng mà các bạn sinh viên có thể chọn môn nghiệp vụ để học thêm cùng với môn Quản lý kinh tế".

Trả lời các thắc mắc về việc khó khăn trong việc tìm phòng học bù, thầy Huy, Giám đốc Trung tâm Phụ trách Đào tạo cho biết rằng: hiện nay các lớp đang không thực hiện đúng quy trình mượn phòng học - có giấy xác nhận của giáo viên dạy môn học và giáo viên dạy môn báo cáo với Trung tâm.

16h40: Đại diện Ký túc xá tiếp tục giải đáp các thắc mắc liên quan tới ký túc xá, khẳng đinh rằng ký túc xá sẽ tạo điều kiện để các sinh viên đang ở tại tòa nhà E6 có chỗ ở trong thời gian tòa nhà được tu sửa và gợi ý các bạn sinh viên khóa cuối tạo điều kiện cho các em sinh viên mới vào.

Với vấn đề phun thuốc chống côn trùng đã được thảo luận trong buổi sáng, phía ký túc xá cho biết là đã tổ chức một cuộc họp và nhận khuyết điểm về phía ký túc xá đã không triển khai kỹ lưỡng để ảnh hưởng tới đời sống của các bạn sinh viên trong ký túc xá. Đại diện ký túc xá cam kết với sinh viên và Ban giám đốc sẽ không để tình trạng đó tái diễn.

17h00: Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền Lưu Văn An phát biểu tổng kết buổi giao lưu. Thầy nhận xét rằng, không khí buổi chiều cũng "nóng" như không khí buổi sáng. Đại diện nhà trường đã trả lời các câu hỏi từ phía sinh viên, có thể có câu hài lòng, có câu chưa hài lòng, tuy nhiên Ban giám đốc cũng đã cố gắng giải đáp hết mức. 

Đối với các bạn sinh viên, thầy Lưu Văn An đã nhắc nhở sinh viên không vi phạm quy chế, có những hành động làm mất mỹ quan, khuôn viên trường đại học, nhắc nhở các cán sự lớp phát huy tốt vai trò của mình.

Phó giám đốc học viện xin hứa sẽ phát huy hết sức khả năng của mình để khắc phục những thiếu sót mà sinh viên phản ánh.

Kết thúc buổi giao lưu, Ban giám đốc Học viện công bố phát động cuộc thi "Tìm hiểu về Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam".

Sóng Trẻ

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN