Làng Vũ Đại kiếm tiền tỷ nhờ món cá kho truyền thống

(Sóng trẻ)- Mỗi ngày, một hộ gia đình ở Vũ Đại có thể xuất đi hàng trăm niêu cá kho nn nức tiếng. Mỗi niêu cá có giá từ 400.000 đồng đến hơn 1 triệu đồng, đem lại giá trị kinh tế vô cùng lớn.

Món cá kho Vũ Đại nổi tiếng không chỉ bởi hương vị độc đáo, nn bùi  không nơi nào có được mà còn bởi xuất xứ gắn liền với một tác phẩm văn học bất hủ. Làng Đại Hoàng (thôn Nhân Hậu, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam), chiếc nôi của nhiều sản vật quốc hồn quốc tuý, trong đó có món cá kho cổ truyền được nhiều người nhắc đến với cái tên “làng Vũ Đại ngày ấy” – địa danh gắn liền với tác phẩm “Chí Phèo - Thị Nở” của nhà văn Nam Cao. 

Thương hiệu cá kho niêu đất của làng Vũ Đại đã có từ hàng trăm năm. Thời kỳ kinh tế khó khăn, món cá kho cổ truyền của làng chưa được biết đến rộng rãi. Muốn mua nồi cá Vũ Đại, người ta phải đặt trước và vất vả đến tận làng để lấy về. Tuy nhiên những năm trở lại đây, khi kinh tế đi lên thì việc săn lùng những đặc sản truyền thống của làng quê “rộ” thành “mốt”. Truyền thông tích cực quảng bá, tiếp thị chu đáo, phân phối giao hàng đến nhà, nhờ thế, kinh doanh cá kho Vũ Đại “phất lên như diều gặp gió”. 

Căn nhà của gia đình bác Trần Huy Toả, chủ lò kho cá Đại Hoàng ở xóm 10, Nhân Hậu, xã Hòa Hậu đã cất nóc lên 3 tầng lầu khang trang, đẹp đẽ. Bác Toả bảo: “Do trời thương và do món cá kho gia truyền này đấy”. Cả nhà sống nhờ vào niêu cá kho nên từ vợ đến chồng cùng hai đứa con đều tập trung vào duy trì, phát triển cơ sở chế biến và kinh doanh cá kho. Mỗi ngày, nhà bác sản xuất trung bình từ 100-200 niêu cá, đưa lên Hà Nội và sang các tỉnh lân cận.

Bác Toả dành ra một ô đất rộng chuyên trữ hàng trăm niêu đất sẵn sàng cho những mẻ cá mới ra lò. Bác cho xây một bể cá to chuyên chứa cá tuyển từ Hà Nam, Nam Định, Thái Bình... để đỡ công vận chuyển xa và chi phí. Cá để kho chỉ có thể là cá trắm đen, cân nặng từ 3 đến 8 cân, được nuôi bằng ốc để thịt chắc và ngọt. Bác cho biết: “Nhiều nơi bây giờ làm cá rô để kho, cũng thơm và đắt hàng nhưng để trở thành món cá kho nn đúng điệu thì không cá nào sánh bằng cá trắm đen”.

43f9e0798_1.jpg

43f9e0798_2.jpg
Nguyên liệu cho món cá kho phải được chọn lựa kỹ càng

“Cá kho Vũ Đại” hút khách bởi công thức chế biến bí truyền từ bao đời. Công đoạn khó nhất phải kể đến tẩm ướp và canh lửa. Đó là bí quyết riêng của làng Vũ Đại, thậm chí riêng trong từng hộ gia đình. “Tất cả những gì có trong vườn đều có thể trở thành nguyên liệu, nhưng việc kết hợp giữa các nguyên liệu là rất khó. Đôi khi là sự nhạy cảm của người làm cá kho lâu năm”. Bác Tỏa cho tôi hay.

Đun cá phải đun âm ỉ, không được để lửa to, như vậy cá vẫn sống mà lại cháy. Thời gian để đun cá khoảng 14 đến 16 tiếng cho một nồi cá kho nn. Cái khó ở đây nằm ở việc trông lửa. Khi cá bắt đầu sôi, phải điều chỉnh bếp lửa để niêu cá chỉ sôi lục bục, tắt bếp là hỏng.

43f9e0798_4.png
1 niêu cá được đun 14-16 tiếng mới có thể đảm bảo hương vị thơm nn, hấp dẫn

Cá khi kho xong thịt phải rắn chắc, có màu vàng nâu, mùi thơm nn, hấp dẫn. Cá kho đủ lửa nếu để ở nài có thể bảo quản trong 2 – 3 ngày, còn nếu cho vào tủ lạnh, khi hâm lại, cá vẫn giữ được mùi thơm.

Cầu kỳ trong chế biến, đặc biệt trong hương vị nên những niêu cá kho Vũ Đại dù giá thành cao nhưng vẫn được nhiều người bỏ tiền mua về thưởng thức hoặc để làm quà biếu. Một niêu cá nhỏ có giá thấp nhất là 400.000 đồng. Những nồi to hơn phân thành nhiều loại giá, trong đó, niêu cá to 6kg có giá lên tới 1,5 triệu đồng.

43f9e0798_3.jpg
Mỗi hộ làm cá kho có thể xuất đi hàng trăm niêu cá một ngày.

Cô Thu Hồng, một người trong đoàn tham quan đến từ Thanh Hóa đi lễ chùa ở Nam Định ghé qua làng mua cá, chia sẻ: “Nghe tiếng cá kho Vũ Đại đã nhiều nên ai cũng muốn mua một niêu về thưởng thức. Giá hơi đắt một chút nhưng ăn cũng khá nn. Tôi đã mua thêm 3 niêu cá làm quà”.

Đến thăm làng Vũ Đại, người ta cảm nhận được cái chịu thương, chịu khó, sự cầu kỳ, tỉ mẩn của người dân nơi đây. Mọi ngõ ngách trong làng tràn ngập không khí lao động bận rộn, hối hả. Làng Vũ Đại hôm nay không còn những hình ảnh ao chuôm, vườn chuối, lò gạch nát, thay vào đó là những ngôi nhà cao tầng mọc lên san sát. Nó là minh chứng cho sự phát triển của một làng nghề truyền thống, biết gây dựng thương hiệu, quảng bá và biến sản vật quê hương trở thành một “hiện tượng” trong tinh hoa ẩm thực Việt . 

Xem video tại đây:

 

 

Vũ Quỳnh Khánh Linh
K33-Báo chí đa phương tiện





Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN