Lễ trao giải báo chí Quốc gia lần thứ XVI - năm 2021

(Sóng trẻ) - Lễ trao giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVI - Giải thưởng cao quý nhất của giới báo chí cả nước được tổ chức trọng thể tối 21/6 tại Cung văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô (Hà Nội).

Xuất hiện tại buổi lễ có sự góp mặt của Uỷ viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, cùng các đồng chí lãnh đạo bộ, ban, ngành, cơ quan báo chí. 

thiet-ke-chua-co-ten-15.png
Khai mạc buổi lễ trao giải Báo chí Quốc gia năm 2021.  Ảnh: Bích Lộc 

 

Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia chia sẻ: “Năm 2021 là năm có nhiều sự kiện trọng đại của đất nước và giới báo chí trong nước. Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức thành công Đại hội lần thứ XI nhiệm kỳ 2020 - 2025”.

Ông cho biết thêm, các cơ quan báo chí hiện nay cần thúc đẩy các mô hình kinh tế báo chí mới, nhanh chóng đa dạng hóa nguồn thu để không phụ thuộc quá nhiều vào quảng cáo; hoạt động đúng tôn chỉ mục đích, tối đa hóa năng suất và tối thiểu hoá chi phí, tối ưu hiệu quả quản lý. 

thiet-ke-chua-co-ten-3.png

Ông Lê Quốc Minh phát biểu tại lễ trao giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVI - năm 2021. Ảnh: Bích Lộc

Đến dự và phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Phạm Minh Chính mượn lời của chủ tịch Hồ Chí Minh để nói về nền báo chí cách mạng Việt Nam. Báo chí cách mạng là một mặt trận chiến đấu của cách mạng; cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng; cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ. Thủ tướng tự hào về sự phát triển không ngừng của nền báo chí cách mạng Việt Nam, đóng góp một phần không nhỏ cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.  

thiet-ke-chua-co-ten-5.png
Đồng chí Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ phát biểu. Ảnh: Bích Lộc

Thủ tướng khẳng định những kết quả đạt được của Việt Nam trong thời gian qua có được là nhờ sự lãnh đạo của Đảng, sự vào cuộc của hệ thống chính trị, sự ủng hộ của người dân, doanh nghiệp, quốc tế và không thể thiếu sự đóng góp quan trọng của các cơ quan báo chí và người làm báo. Cùng với đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân tích cực cung cấp thông tin một cách chủ động, có trách nhiệm để các nhà báo, phóng viên thuận lợi trong quá trình tác nghiệp. Đồng thời, các cơ quan chức năng cần bảo vệ những phóng viên, nhà báo trong thực thi nhiệm vụ và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm. 

Để kết thúc lời phát biểu của mình, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời chúc tới toàn thể các nhà báo, phóng viên, biên tập viên trong và ngoài nước "luôn luôn gắng học hỏi, luôn luôn cầu tiến bộ" như lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, làm việc với ngọn lửa đam mê bằng tinh thần "tâm sáng, bút sắc, lòng trong". 

thiet-ke-chua-co-ten-6.png
Tiết mục văn nghệ tại buổi lễ. (Ảnh: Bích Lộc)

 

Năm nay là năm thứ 16 Giải báo chí quốc gia được tổ chức theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Giải báo chí quốc gia và Đề án Nâng cao chất lượng Giải báo chí quốc gia. Mặc dù đại dịch COVID-19 tác động không nhỏ đến quá trình tác nghiệp báo chí trong năm 2021, nhưng số lượng tác phẩm gửi về dự Giải là 1.911 tác phẩm.

Theo nhận định của Hội đồng chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVI - năm 2021, đây là năm thứ 5 liên tiếp Giải có sự góp mặt của đầy đủ 63 Hội Nhà báo tỉnh, thành phố, số lượng tác phẩm gửi về dự Giải ở mức cao. Với tinh thần nghiêm túc, khách quan, trách nhiệm cao, Hội đồng chấm giải năm nay đã chọn ra 115 tác phẩm báo chí xuất sắc từ 152 tác phẩm vào chung khảo để trao giải, trong đó có 10 giải A, 22 giải B, 48 giải C, 35 giải Khuyến khích.

thiet-ke-chua-co-ten-13.png
Trao giải A cho các tác giả, đại diện nhóm tác giả đoạt giải. Ảnh: Bích Lộc 
thiet-ke-chua-co-ten-12.png
Trao giải B cho các tác giả, đại diện nhóm tác giả đoạt giải. Ảnh: Bích Lộc 
thiet-ke-chua-co-ten-10.png
Trao giải C cho các tác giả, đại diện nhóm tác giả đoạt giải. Ảnh: Bích Lộc 
thiet-ke-chua-co-ten-9.png
Trao giải C cho các tác giả, đại diện nhóm tác giả đoạt giải. Ảnh: Bích Lộc 
thiet-ke-chua-co-ten-7.png
Trao giải Khuyến Khích cho các tác giả, đại diện nhóm tác giả đoạt giải. Ảnh: Bích Lộc 

Với loạt 5 bài, “Bảo kê vận tải hàng hóa: Nhức nhối trên tuyến Hà Nội - Hải Phòng” nhóm tác giả Dương Đình Trường, Nguyễn Hoàng Long, Trịnh Văn An - Chi hội nhà báo Lao Động đã xuất sắc giành giải B ở Giải Phóng sự, phóng sự điều tra, ký báo chí, ghi chép (Báo điện tử). 

Chia sẻ về những khó khăn trong quá trình tác nghiệp, anh Dương Đình Trường - nguyên phó ban Biên tập Trang tin điện tử Sóng trẻ News chia sẻ: “Với loạt Bảo kê vận tải hàng hóa Hà Nội - Hải Phòng, đây là một dạng đề tài tác nghiệp tương đối khó khăn để ghi lại các bằng chứng. Đối mặt với loại đối tượng băng nhóm, bảo kê luôn luôn tiềm ẩn rủi ro và không thể lường trước được. Để có được những hình ảnh thu tiền “cắt phế" của nhóm đối tượng bảo kê ở khu vực đại lộ Thăng Long, một người trong nhóm PV đã phải thâm nhập trong một thời gian dài trong vai các phụ xe khách. Chúng tôi đã phải học các bước nhận hàng, xếp hàng lên xe, tính toán tiền nộp làm sao cho trơn tru bài bản nhất để không lộ diện trong mắt các đối tượng”. 

thiet-ke-chua-co-ten-11.png
Anh Dương Đình Trường đại diện lên nhận giải B. (Ảnh: Bích Lộc)

“Ngoài ra, khó khăn tiếp theo mà nhóm PV phải đối mặt khi phải thuyết phục chính các phụ xe thực sự lên tiếng, tố cáo những hành vi mang tính chất “giang hồ" của nhóm đối tượng” - Anh chia sẻ thêm. 

thiet-ke-chua-co-ten-8.png
Tiết mục văn nghệ trong buổi lế. Ảnh: Bích Lộc 

 

Buổi lễ trao giải là cơ hội để công chúng cả nước nhìn lại quá trình phát triển suốt một năm qua của nền báo chí Việt Nam. Đây cũng là giây phút tôn vinh những cá nhân, tập thể có sự nỗ lực, cố gắng không ngừng để tạo ra những tác phẩm báo chí xuất sắc phản ánh những vấn đề nổi cộm trong xã hội, mang ý nghĩa to lớn về mặt tri thức cho nhân loại.

Vinh quang và vất vả luôn song hành, nhưng khi đã chọn nghề thì những người làm báo đều luôn lấy câu “bút sắc, lòng trong, tâm sáng” làm kim chỉ nam trong hoạt động nghề nghiệp. Phía sau mỗi tác phẩm là cả sự phấn đấu bằng trí tuệ, sức lực, thậm chí có cả nước mắt của những người làm báo. 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN