Liệu loài người có diệt vong?

(Sóng trẻ) - Hiện trên thế giới đang có khoảng 1.556 loài động vật hoang dã được xác định là đang có nguy cơ tuyệt chủng và gần tuyệt chủng cần được bảo vệ cấp bách. Tuy chưa có một nghiên cứu khoa học nào chỉ ra đầy đủ hậu quả khi động vật hoang dã biến mất nhưng những chắc chắn đó là một viễn cảnh tăm tối của toàn thế giới.

Để trả lời cho câu hỏi trên, chúng tôi có cuộc trò chuyện với anh Bùi Thanh Tùng – Chuyên gia bảo tồn động vật hoang dã tại Trung tâm bảo tồn Thiên nhiên và Phát triển (CCD). Anh là người đã có nhiều năm nghiên cứu về bảo tồn thiên nhiên nói chung và bảo tồn động vật hoang dã nói riêng.

loainguoi1.png
Anh Bùi Thanh Tùng - Người đã có nhiều năm nghiên cứu bảo tồn động vật hoang dã (Ảnh: NVCC)

Chào anh, rất cảm ơn anh đã tham gia cùng chúng tôi vào buổi phỏng vấn ngày hôm nay. Thưa anh, vào khoảng những năm 1960, ở Trung Quốc đã diễn ra chiến dịch tận diệt chim sẻ, khiến cho số lượng chim sẻ tại Trung Quốc giảm đi nhanh chóng và đi đến bờ vực của sự tuyệt chủng. Chính điều đó đã khiến cho nạn châu chấu hoành hành khi không còn chim sẻ tiêu diệt chúng, làm cho Trung Quốc rơi vào nạn đói vô cùng khủng khiếp. Dưới góc độ là một chuyên gia về bảo tồn động vật, anh có đánh giá như thế nào về sự việc trên?

Sự việc này là một biểu hiện, một ví dụ rất rõ ràng khi chúng ta tận diệt một loài trong tự nhiên, nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới chuỗi sinh thái, vì tất cả các loài đều có sợi dây liên kết với nhau. Khi chúng ta tận diệt một loài trong hệ sinh thái sẽ gây ra hiệu ứng dây chuyền với tất cả các loài khác, gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Dễ thấy nhất sẽ là gây mất cân bằng cho cho hệ sinh thái đó bởi mọi loài vật trong tự nhiên tồn tại đều có ý nghĩa riêng của chúng. Khi chúng ta gây ra diệt vong cho bất cứ loài nào thì đều sẽ ảnh hưởng đến các loài khác.

Vậy anh có thể nói rõ hơn về hiệu ứng dây chuyền khi bất kỳ một loài nào bị diệt vong được không?

Sự biến mất của một loài có thể gây tuyệt chủng hoặc biến mất những loài khác, giả sử như hổ chẳng hạn. Hổ là một loài có phạm vi hoạt động rất rộng và lượng thức ăn tiêu thụ rất lớn. Trung bình một ngày một con hổ tiêu thụ 10 kg thịt và phạm vi hoạt động khoảng 20 đến 40 km. Giả sử như trong khu vực đó, các loài thú móng guốc như nai, hoẵng, lợn tuyệt chủng thì hổ cũng sẽ không có thức ăn và cũng sẽ tuyệt chủng theo. Như vậy, nó sẽ theo chuỗi dây chuyền, biến mất một loài thì có thể ảnh hưởng đến loài khác theo hiệu ứng domino.

loainguoi2.png
Đối với anh thiên nhiên nói chung và động vật hoang dã nói riêng đều cần được bảo vệ. Vì khi nó biến mất, hậu quả để lại là vô cùng khó lường (Ảnh: NVCC)

Vậy việc các loài động vật hoang dã tuyệt chủng chính là nguyên nhân gây ra mất cân bằng sinh thái hay nó chỉ là một biểu hiện của mất cân bằng sinh thái mà thôi, thưa anh?

Nếu nói về mất cân bằng sinh thái với tuyệt chủng một loài thì thực chất mất cân bằng sinh thái mang ý nghĩa rộng hơn. Tuyệt chủng một loài chỉ là một biểu hiện của mất cân bằng sinh thái. Mất cân bằng sinh thái bao gồm trong đó tuyệt chủng các loài, cả động vật và thực vật.

Anh có đồng ý với quan điểm “ Việc bảo vệ động vật hoang dã là hết sức cần thiết vì nếu chúng bị tổn thương thì những lợi ích y học của chúng cũng biến mất theo”?

Việc bảo vệ động vật hoang dã là hết sức cần thiết. Đơn giản như các loài có bộ gen gần giống với người như bộ linh trưởng gồm các loài tinh tinh, vượn hoặc một số loài khỉ chẳng hạn thì các lợi ích y học đơn giản nhất là để thử nghiệm các loại thuốc, vắc xin. Vậy nên việc mất đi hoặc tuyệt chủng một loài nào đó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Ngoài ra, nói rộng hơn thì mỗi loài đều có một ý nghĩa về y học riêng của nó.

Nhưng chúng ta cũng cần nhìn nhận các loài động vật như những loài vật riêng biệt, sự tồn tại của chúng không chỉ đơn thuần phục vụ cho các mục đích của con người. Nếu chúng ta có quan niệm như vậy sẽ dễ dẫn tới những nhận thức, hành vi không đúng đắn, làm méo mó ý nghĩa của việc bảo tồn động vật hoang dã.

Đúng như anh chia sẻ ở trên thì nếu khi động vật hoang dã không còn nữa sẽ gây nên những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Thậm chí, tôi đã từng nghe có người nói “Khi động vật hoang dã biến mất thì con người cũng không còn”. Anh đánh giá như thế nào về ý kiến trên? Liệu có phải khi động vật hoang dã bị tuyệt chủng sẽ gây nên một thảm họa diệt vong cho con người hay không?

Cũng có thể đúng và cũng có thể sai. Bản thân con người cũng là một loài trong tự nhiên, là một loài linh trưởng nên việc con người bị diệt vong thì đó là điều hết sức bình thường theo sự vận động của Trái Đất. Đặc biệt, do bây giờ con người đang tác động vào thiên nhiên nhiều hơn nên sẽ đẩy nhanh quá trình đó hơn. Ví dụ như đại dịch Covid-19 đang hoành hay trên toàn cầu hiện nay hay những đại dịch trước đó, thậm chí là kỷ băng hà chính là những dấu hiệu để “xoá sổ” một loài nào đó và làm lại từ đầu.

loainguoi3.png
Anh Tùng và các đồng nghiệp tại CCD trong chuyến đi thực địa (Ảnh: NVCC)

Nhưng ở một góc nhìn khác, một số loài bị tuyệt chủng đã đem lại một môi trường sống an toàn hơn cho con người, ví dụ những loài động vật thời tiền sử như khủng long, voi ma mút hay hổ răng kiếm... Nếu những loài động vật này không biến mất mà vẫn tồn tại thì đây là một điều đáng lo ngại và đe dọa đến đời sống của con người. Anh có suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?

Vấn đề gì cũng có hai mặt của nó. Một số loài động vật lớn như khủng long hay voi ma mút đã tuyệt chủng theo lẽ tự nhiên, theo sự vận hành của Trái Đất và con người chỉ là nhân tố đẩy nhanh quá trình đó hơn mà thôi. Tuyệt chủng có hai mặt, cũng giống như biến đổi khí hậu có mặt lợi và mặt hại của nó. Việc các loài tuyệt chủng theo lẽ tự nhiên thì đó là lẽ thường.

Có thể lấy ví dụ như một số đàn voi ở Việt Nam từng tấn công bà con và phá hoại nương rẫy do mất môi trường sống. Việc chúng ta phá rừng và làm giảm diện tích môi trường sống của chúng sẽ có một tác động nhất định ngược trở lại tới cuộc sống của con người. Nói ngược lại một chút về loài khủng long hay voi ma mút, nếu chúng ta để lại một diện tích rừng đủ lớn để cho chúng hoạt động thì chúng hoàn thể có thể không tác động tới con người.

Rất cảm ơn anh với những chia sẻ bổ ích vừa rồi. Xin chúc anh luôn có đủ sức khỏe và nhiệt huyết để theo đuổi con đường anh đã chọn, có thể góp sức nhiều hơn nữa cho sự nghiệp bảo tồn động vật hoang dã ở Việt Nam.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN