Mái ấm từ bãi rác

(Sóng trẻ) - Hơn năm nay, bãi rác Tân Mai (Trương Định, Hoàng Mai, Hà Nội) đã trở thành “mái ấm” của mẹ con chị Phạm Kim Oanh (sinh năm 1966). Cuộc sống nghèo khó, mọi sinh hoạt của mẹ con chị Oanh đều nhờ vào bãi rác.

Khó khăn đến cùng cực

Con đường dẫn vào nhà chị ở là một bãi rác bẩn thỉu, bốc mùi hôi thối, ruồi nhặng, chuột bọ bu đầy. Gọi là nhà cho sang chứ chỗ chui ra chui vào của hai mẹ con chị chỉ là túp lều chừng 10m2 lụp xụp, dựng cạnh khu tập kết rác. 
 

Chị Oanh kể, chị sinh ra và lớn lên trong một gia đình có nhiều người bị bệnh thần kinh và chị ít nhiều cũng bị ảnh hưởng. Trước đây, chị ở cùng mẹ trong căn nhà lụp xụp cuối ngõ, nhưng sau một thời gian, căn nhà bị sụt lún nên cả nhà chị phải ra đường. Trời nắng mưa không chỗ trú, chị quyết định làm tạm mái lều trên một bãi rác ngay trong con ngõ. Sau khi mẹ mất, một mình chị lủi thủi ở nơi không điện, không nước ngày này qua tháng khác. Cuộc đời chị tưởng sang trang khi gặp và yêu một người đàn ông. Nhưng mãi sau này, khi sinh bé Kim Dung, chị mới vỡ lẽ “người ta đã có vợ con đề huề ở quê”. Nghe tin chị mang bầu, người đàn ông đã bỏ rơi hai mẹ con chị. Từ đó tới nay, ở bãi rác tự phát này, hai mẹ con chị ôm nhau sống qua ngày.

6f4e674b8_anh_1.jpg
Căn lều nhỏ lụp xụp ngay cạnh bãi rác là mái ấm của hai mẹ con chị Oanh

Trong nhà, chẳng có thứ đồ gì quý giá nài một chiếc thùng xanh to để đựng nước mưa nấu ăn. Ngay cả chiếc giường mà mẹ con chị hay nằm cũng chỉ là một chiếc giường tạm ghép từ những mảnh gỗ và được phủ lên bằng một chiếc chiếu cũ đã rách nát. Cuộc sống vốn đã thiếu thốn trăm bề, không có điện, không có nước sạch càng làm cuộc sống của chị thêm vất vả hơn. Chị Kim Oanh nghẹn ngào: “Thiếu thốn đủ thứ không sao, hai mẹ con tôi cố gắng được, nhưng không biết tới đây, khi bãi rác này được quy hoạch, xử lý thì mẹ con tôi sẽ đi đâu”.

Hàng ngày, chị vẫn lầm lũi đi bộ một mình cầm chiếc thúng đồng nát len lỏi giữa những con đường và mải miết nhặt rác, bán đồng nát với hi vọng có thể kiếm được chút tiền để trang trải cho cuộc sống của hai mẹ con. Nhiều khi, số tiền chị kiếm được chẳng đủ mua rau, mua gạo, thậm chí, có những hôm chẳng được đồng nào. 

6f4e674b8_anh_3.jpg
Công việc hàng ngày của chị là bán đồng nát mưu sinh

Đã khó lại còn đau, nỗi đau về tinh thần chưa nguôi thì nỗi đau về thể xác lại luôn tìm mọi cách hành hạ chị. Căn bệnh tiểu đường quái ác cùng với bệnh huyết áp đã làm cho sức khỏe của chị ngày một đi xuống, đã vậy, mối khi trái nắng trở trời, bệnh khớp lại tái phát làm cho sức khỏe của chị ngày một kiệt quệ. 

Đứa con - hi vọng và những nỗi lo

Dường như mọi hi vọng, mọi yêu thương chị Oanh đều dành hết cho con gái của mình – em Phạm Thị Kim Dung. Đã 15 tuổi, nhưng Dung cứ ra ngẩn vào ngơ, không ý thức hết được mọi thứ xung quanh. Trước đây, Kim Dung theo học tại lớp học tình thương của cô Nguyễn Thị Côi (ở cụm văn hóa 11), tổ chức từ thứ 2 - thứ 6 hàng tuần. Ngày nào, em cũng đi bộ hơn 2 km để đến địa điểm học. Nhưng mới đây, Dung được trường Tiểu học Tân Định nhận vào, em phải học lại từ lớp 1 và trở thành học sinh lớn nhất lớp. Mở sách vở của Dung, chúng tôi thấy ái ngại khi bấy lâu nay Dung chỉ biết viết lại chữ của cô giáo như một cái máy, thỉnh thoảng mới nhớ mặt một chữ cái và chưa biết ghép vần, ghép chữ như những bạn bè khác cùng trang lứa. Những bài thơ dài, Dung cũng chỉ biết nhìn mẫu và chép lại, nài ra không hiểu gì thêm.

Nhiều lần, vì lo cho sức khỏe của mẹ, Dung đã có ý đinh bỏ học để có thể ở nhà chăm sóc mẹ được tốt hơn. Nhưng trước sự động viên của mọi người, Dung lại quyết tâm đi học lại với hi vọng rằng, một ngày nào đó, em có thể thay đổi được cuộc sống của hai mẹ con. 

6f4e674b8_anh_4.jpg
 Đứa con gái chính là niềm hi vọng lớn nhất nhưng cũng là nỗi lo lớn nhất của chị Oanh 

Chia sẻ với chúng tôi, chị Đào hàng xóm của chị Oanh kể: “Bao nhiêu năm nay chị ấy một thân một mình nuôi con gái khôn lớn. Nhiều lúc thương hai mẹ con nhưng không làm gì được. Chúng tôi cũng chỉ giúp mỗi người một chút, lúc cần thôi chứ không thể giúp nhiều, liên tục được". 

Có lẽ, cả cuộc đời của chị Oanh chỉ mong có một ngày đứa con gái của mình có thể trưởng thành, khôn lớn. Nhưng biết làm sao khi cuộc sống cùng cực, sức khỏe ngày một yếu đi, chị lo lắng khi đứa con ngây dại mất đi điểm tựa duy nhất. Chị Oanh chia sẻ: “Nó sẽ sống sao khi tương lai mịt mờ như thế này? Thế nào tôi cũng chịu được, khổ mấy tôi cũng sẽ vượt qua được nhưng nhìn con, tôi chẳng biết rồi tương lai con sẽ như thế nào?”


Bích Huệ, Lê Hương, Ngọc Ánh
Truyền hình K32A1

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN