Mặn lòng với muối biể

(Sóng trẻ) - Xã Bạch Long thuộc huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định là một trong những vựa muối lớn nhất miền Bắc. Sản lượng mỗi năm tại đây lên đến hàng chục nghìn tấn. Tuy nhiên, trở lại nơi này vào năm nay, người ta sẽ không khỏi xót xa trước hình ảnh những cánh đồng muối trở thành ruộng hoang, cỏ mọc. 

Hơn nửa đời người buộc mình với muối 

Bà Trần Thị Mũn (61 tuổi - xóm Liên Hoan, xã Bạch Long, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định) đã bắt đầu làm muối từ năm 14 tuổi, tính đến nay cũng đã được 47 năm.

a3ef8b891_1.jpg

Bà Mũn – 47 năm làm nghề muối biển

Bà Mũn là một trong số ít người dân xã Bạch Long gắn bó với nghề muối biển lâu dài. Bao thăng trầm trong cuộc sống của bác đều có sự xuất hiện của muối. Một cuộc sống lặp lại mỗi ngày như một vòng tuần hoàn tưởng chừng không có gì để nói nhưng đó lại là một cuộc sống đáng trân trọng. 

Làm nghề muối biển đòi hỏi phải chịu khó chịu vất vả, và phải có đam mê, bởi cái nghề này có nắng mới có muối, phụ thuộc thời tiết, giả cả lại thấp: "Những ngày còn nhỏ, tôi theo bố mẹ ra đồng làm muối. Ngày ấy làm muối là nguồn thu chính của mọi nhà trong xã. Dần dần mọi người bỏ nghề vì thu nhập không đáp ứng được nhu cầu, người trong gia đình bác cũng thế. Nhưng vì tuổi thơ gắn với muối, gắn với chiếc xe cút kít nài đồng ruộng nên đến bây giờ một mình tôi quản lý hết cả 8 sào (2880 m2)".

Giá của muối được tính bằng phương, 1 phương muối nặng khoảng 20 kg có giá 35000 đồng. Những ngày nắng to, bà thu hoạch được hai xe đầy muối (khoảng 4 phương một xe), còn những ngày nắng yếu, chỉ được một xe. Mặt trời chiếu xuống đồng muối như đổ lửa nhưng một mình bóng dáng gầy ấy vẫn miệt mài công việc của mình. 
“Chưa bao giờ bác nghĩ bỏ nghề muối cả. Tôi gắn với nghề muối từ nhỏ, giờ nó như một phần trong cơ thể vậy. Tuy có mệt, có nhọc nhưng tôi vẫn vui. Hơn nữa muối làm được ngày nào là có tiền ngày đó”, Bà Mũn vừa tâm sự vừa cười.

Một hột muối là một hột mồ hôi

Cánh đồng muối Bạch Long - “thủ phủ” sản xuất muối thuộc huyện Giao Thủy thời điểm này vắng hoe. Cả cánh đồng rộng tới 250ha, thi thoảng mới có một vài người qua lại đẩy xe muối. Ấn tượng đầu tiên của những người đến thăm ruộng muối đó là những căn nhà chòi hình tam giác lợp mái rơm xuất hiện chi chít đồng, những ngôi nhà đó là kho chứa muối và chứa dụng cụ làm muối. 

“Trông trời, trông đất, trông mây/Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm” - chưa bao giờ thấy câu ca dao này vận vào nghề muối lại đúng đến thế. Cái nghề thành hay bại đều dựa hoàn toàn vào thời tiết. Nửa đêm nằm ngủ nghe hạt mưa rơi lộp bộp trên mái nhà cũng khiến diêm dân thêm trằn trọc. Trận mưa như trút nước đêm qua đã khiến diêm dân không thể làm muối. Bà Mũn thở dài: “Trời cứ mưa như hôm qua thì người dân coi như mất một ngày làm không công. Mọi công đoạn phải làm lại từ đầu bởi mưa cuốn trôi đi hết nước mặn có sẵn để làm muối rồi”.  

Sáng sớm, khi đài phát thanh bắt đầu phát sóng, bà Mũn đã phải ra nài đồng muối để phơi cát. Cát khi phơi nắng xong cho vào chạt lọc để được nước chạt có nồng độ cao, lấy nước chạt đó múc lên ô kết tinh để phơi tạo thành muối. Tất cả các công đoạn làm ra muối đều phải làm dưới trời nắng. Nắng càng to thì càng được nhiều muối, làn da ngăm ngăm cho thấy một sự vất vả khi làm nghề. Người ta “trốn” nắng còn diêm dân thì “chơi” với nắng. Bám nắng thôi chưa đủ, diêm dân còn phải canh mưa, bởi chỉ vài hạt mưa rơi xuống là công sức quần quật cả ngày coi như đổ xuống biển. Chỉ cần thấy cơn giông từ xa là bà con bỏ dở tất cả mọi việc để “chạy” muối rồi tìm mọi cách che chắn cho những hạt muối trắng trước khi kịp bảo vệ chính bản thân mình trong cơn giông bão.

Những giọt mồ hôi mỗi lúc một nhiều trên khuôn mặt, tấm lưng kiên cường đối diện với nắng chiếu gay gắt của tiết trời mùa hè, bà di chuyển trên thửa ruộng muối nhanh thoăn thoát, không ngừng nghỉ. Chiếc xẻng để xúc cát và chiếc xe cút kít được bà sử dụng liên tục. 

a3ef8b891_2.jpg

Những xe cát mặn này sẽ được đưa vào chạt lọc để thu nước chạt

Muối là thứ rất quan trọng trong đời sống hằng ngày. Nhưng có mấy ai hiểu rằng để làm ra được hạt muối phải đổ biết bao giọt mồ hôi, bao sự khó nhọc của những con người gắn bó với biển, với đồng muối.

Hạnh phúc khi có muối

Muối được phơi từ khoảng 8 giờ sáng, khi nắng bắt đầu lên cao hơn cho đến khoảng 4,5 giờ chiều là có muối để thu hoạch. Những ngày nắng to thì thu được nhiều muối, còn những ngày mưa thì coi như không có gì. Bởi công việc phụ thuộc vào thời tiết nên dù nắng hay mưa thì những người diêm dân vẫn luôn xuất hiện trên cánh đồng. Nắng thì người ta làm muối, mưa thì người ta giữ muối, giữ lấy cái độ mặn của nước để hôm sau có thể phơi tiếp. 
Mặt trời dần đi xuống ở phía Tây cũng là lúc xuất hiện những đống muối trắng tinh mà người dân có được sau một ngày. Từng xẻng muối được chất lên xe đẩy, bác nói: “Hôm qua mưa, nắng hôm nay lại yếu nên muối được ít hơn mọi ngày. Hôm nào nắng to, cháu xuống đây, muối trắng xóa, đẹp lắm”. Một giọng nói vui vẻ cất lên giữa cánh đồng thưa người. Khuôn mặt lấm tấm mồ hôi hiện lên một sự hạnh phúc dù ngày hôm đó muối thu được chẳng là bao.

a3ef8b891_3.jpg

Thành quả sau một ngày làm việc

Đồng muối vắng bóng diêm dân

Trong các phương pháp sản xuất muối ăn từ nước biển, thì sản xuất muối biển theo phương pháp phơi cát là nặng nhọc, năng suất thấp. Trong cơ chế thị trường, việc duy trì và phát triển nghề muối không hề đơn giản bởi bây giờ có mấy ai khởi nghiệp từ nghề này?

Những năm 1993, 1994 nghề làm muối phát triển rầm rộ. Trong xã mọi hộ dân đều làm muối, những đứa trẻ khi ấy mới 12, 13 tuổi đã đi ra cánh đồng muối để phụ giúp bố mẹ, làm những công việc nhẹ nhàng, phù hợp với khả năng. Giá muối năm ấy cao, một phương muối có giá trị 40000 đồng. Mà cái thời ấy, 40000 đồng là một con số không hề nhỏ. Có nhiều hộ dân xây được nhà nhờ làm muối. 

a3ef8b891_4.jpg

Cánh đồng muối vắng bóng người ở xã Bạch Long

Tuy nhiên, một vài năm gần đây, nhiều thửa ruộng muối bỏ hoang, cỏ mọc lên um tùm, không có người canh tác. Số người theo nghề làm muối ngày càng ít. Nài đồng muối chỉ lác đác một vài diêm dân. Một phần vì nghề này vất vả, cái nghề mà “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, thu nhập kinh tế không cao, không đáp ứng được nhu cầu của diêm dân, phần khác là bởi người dân làm ra muối còn phải chịu ép giá của các lái buôn. 

Làm muối biển là một công việc nặng nhọc, nhưng nếu nhìn ra nài đồng muối, ta chỉ thấy hình bóng của những người phụ nữ, những đứa trẻ con. Bởi những người đàn ông trong nhà có sức khỏe họ đã sớm bỏ nghề muối mà thay vào đó đi làm thuê ở các vùng miền khác chỉ vì nghề làm muối khó có thể nuôi sống được cả gia đình họ. Nhìn cánh đồng xung quanh, ánh mắt bác thoáng buồn: “Ngày trước đi làm xung quanh còn nhiều tiếng nói cười vì hầu như nhà ai cũng làm muối, các thửa ruộng muối sát nhau, đông người làm lắm. Giờ người ra bỏ hoang, khu này chỉ còn mình bác làm…”

Từ một địa phương từng được mệnh danh là thủ phủ muối của miền Bắc, Bạch Long hiện chỉ còn những cánh đồng muối trắng vắng bóng con người, cỏ mọc lên mỗi ngày một nhiều.

Cao Oanh

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN