Microsoft giữ vai trò mới: Dẫn đầu về đạo đức
(Sóng trẻ) - Microsoft đang nỗ lực xây dựng phần mềm cho người khuyết tật. Ứng dụng AI đang xem có nghĩa là thuật lại hình ảnh cho người dùng.
Facebook và ogle đang bị nghi ngờ bởi cách mà công nghệ của họ có thể lan truyền rộng rãi những thông tin sai lệch. Trong khi đó, sự phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng của Amazon lại luôn là mục tiêu chỉ trích của tổng thống Donald Trump. Hãng Apple vẫn là lá cờ tiên phong trong cuộc đua sản xuất smartphone – thứ công cụ ngày càng “gây nghiện” hiện nay. Còn Microsoft, hãng công nghệ khổng lồ đã dành cả thập niên 90 và đầu những năm 2000 để đứng trên vị trí gã khổng lồ và là hãng công nghệ lớn nhất.
Hãng Microsoft hiện tại đang thử sức với một vai trò mới: Trở thành một doanh nghiệp dẫn đầu về đạo đức.
Trong số 5 hãng công nghệ danh giá nhất, Microsoft là hãng duy nhất tránh được những chỉ trích liên tục từ phía công chúng về việc những hãng công nghệ này đã khiến mạng xã hội trở nên tồi tệ thế nào trong vòng vài năm qua.
CEO của Microsoft - Satya Nadella và Brad Smith – Chủ tịch của hãng nổi bật lên trong số ít người có những tuyên bố thẳng thắn trong nền công nghiệp này về bảo vệ quyền riêng tư của người dùng và hình thành những nguyên tắc đạo đức cho những công nghệ mới, ví dụ như trí tuệ nhân tạo.
Vào hôm thứ 2, một lần nữa, khía cạnh đạo đức của Microsoft lại được nhắc đến tại Build – một cuộc hội thảo diễn ra trong 3 ngày cho các nhà phát triển diễn ra tại Seattle. Ông Nadella đã có thông báo mới về chương trình “A.I for Accessibility” (trí tuệ nhân tạo cho khả năng truy cập). Chương trình này sẽ trao thưởng 25 triệu USD cho các nhà nghiên cứu, những người hoạt động phi lợi nhuận hay các nhà phát triển nếu họ dùng trí tuệ nhân tạo để giúp người tàn tật có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Trước đó, ông Nadella cùng vợ đã viết một cuốn sách về đứa con bại não của mình. Chính người con đã giúp ông có sự thông cảm đặc biệt với người khuyết tật.
Nhấn mạnh lại quan điểm mà ông đã nói trong cuộc hội thảo năm nái, Nadella cho rằng nghành công nghiệp này cần có trách nhiệm xây dựng công nghệ có lợi cho tất cả mọi người.
Một màn hình từ ứng dụng Seeing AI. David Yoffie - một giáo sư kinh doanh của Harvard, nói: "Sự trớ trêu đối với Microsoft là họ mất tích trong tìm kiếm, họ bị mất trong mạng xã hội và mất điện thoại di động, và kết quả là họ đã tránh được sự đẩy lùi gần đây từ chính phủ và truyền thông”.
Ông Nadella nói: “Chúng ta cần tự vấn bản thân không chỉ máy tính có thể làm gì mà còn là máy tính nên làm gì.”
Microsoft nắm giữ vai trò mới này một phần là vì công ty này không phải là những ông lớn trên lĩnh vực mạng xã hội, streming video và điện thoại thông minh. Microsoft cũng không thể cạnh tranh và làm được những điều như Amazon.
Sức mạnh của hãng đã giảm đi từ một vài thập kỷ trước nhưng khi thống trị làng máy tính nhờ Windows, Microsoft vẫn là một công ty có tầm ảnh hưởng.
Tổng số vốn của hãng, tính đến ngày thứ 2, là 733 tỷ USD. Microsoft là công ty công nghệ thứ 3 trong top những công ty đáng giá nhất, sau Apple và Amazon nhưng dẫn trước Facebook và công ty mẹ của ogle – Alphabet.
“Microsoft không tham gia cạnh tranh ở mạng xã hội hay sản xuất điện thoại. Vì thế họ tránh được những phản hồi tiêu cực từ phía chính phủ và truyền thông” - ông David Yoffie – Giáo sư đến từ Harvard Business nói, “Điều này giúp Microsoft có được con đường rộng mở trong việc dẫn đầu về đạo đức trong kinh doanh công nghệ” - ông cho biết thêm.
Kể từ khi tiếp quản vị trí tại Microsoft năm 2014, ông Nadella đã mang đến phong cách lãnh đạo nhạy cảm hơn so với 2 người tiền nhiệm là Steve Ballmer và Bill Gates. Sự thay đổi này đang chứng minh rằng nó phù hợp với công ty trong kỷ nguyên này.
2 thập kỷ trước, Microsoft được miêu tả như một kẻ bắt nạt đối với những đối thủ cạnh tranh và bị vướng vào những vụ kiện chống độc quyền của Chính phủ và Ủy ban Châu Âu cũng như một vài công ty tư nhân khác. Ông Smith là người được đưa vào để dàn xếp cho Microsoft trong cuộc chiến này và Nadella là CEO đầu tiên bắt đầu công việc kể từ sau khi vụ việc được giải quyết.
Satya Nadella- giám đốc điều hành của Microsoft
Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại, ông Smith – Giám đốc pháp lý của Microsoft cho rằng rắc rối pháp lý mà công ty gặp phải trong 2 thập kỷ trước là “trải nghiệm buồn và đáng nhớ”. Chính trải nghiệm đó đã hình thành Microsoft ngày hôm nay. “Vụ việc đó giúp Microsoft trở thành công ty tốt và có trách nhiệm hơn” – ông nói thêm.
Trong năm nay, Microsoft sẽ xuất bản một cuốn sách, vạch ra một vài ảnh hưởng xấu mà trí tuệ nhân tạo có thể mang lại ví dụ như những tác động không tích cực trong việc tuyển dụng. Công ty đã tham gia vào 4 vụ kiện chống lại Chính phủ Mỹ để bảo vệ quyền riêng tư của người dùng trong vòng 5 năm qua. Một trong những vụ kiện đó là cuộc chiến tại Tòa án tối cao, chống lại luật cho phép tiếp cận thông tin trong trung tâm dữ liệu của Microsoft ở nước nài. Tòa án tối cao sau đó đã bỏ vụ kiện này khi Quốc hội ban hành một đạo luật để tranh luận về vấn đề đó.
“Không chỉ có Microsoft học hỏi được từ những lỗi lầm của mình, Nadella cũng là một cá thể độc nhất và biết quan tâm người khác” - Tim O’Reilly – một nhà xuất bản và tổ chức sự kiện nói. “Nadella hiểu sâu sắc vấn đề rằng Microsoft cần giúp những người khác thành công” - Tim cho biết thêm.
Một người tương tự như Nadella là Tim Cook – CEO của Apple, người đã giúp xây dựng Apple trở thành đáng tin cậy trong việc bảo vệ thông tin người dùng. Tim Cook cũng đã có những phản ứng khá gay gắt với Facebook và ogle – 2 công ty hỗ trợ quảng cáo, thu lợi từ dữ liệu cá nhân thu thập được của người dùng. Điều này trái với mô hình kinh doanh bán thiết bị của Apple.
Facebook và ogle bảo vệ việc kinh doanh quảng cáo của mình bằng cách cho phép quảng cáo cũng cấp những dịch vụ miễn phí. Hai hãng này cũng đã hứa sẽ bổ sung thêm sự kiểm duyệt của con người và đầu tư vào các công cụ phần mềm có thể sàng lọc thông tin sai lệch và nội dung bị cấm khác.
Tim Cook đã không chĩa mũi dùi vào Microsoft. Apple hiên đã đầu tư vào các dịch vụ Internet được hỗ trợ một phần bởi quảng cáo, bao gồm công cụ tìm kiếm Bing và LinkedIn - mạng xã hội dành cho các chuyên gia mà hãng có được trong năm 2016.
Nadella tỏ ra do dự hơn Tim Cook trong việc chỉ trích các công ty khác. Là một nhà lãnh đạo điềm đạm, Nadella khiến cho các bài phát biểu của mình thâm thúy hơn nhờ văn học. ông khuyến cáo rằng những người làm công nghệ mà không quan tâm tới người dùng sẽ tạo ra một thế giới phản địa đàng như trong tác phẩm “1984” của George Orwell hay “Brave New World” của Aldous Huxley. Cộng sự của Nadella - ông Smith trở thành đại sứ của Microsoft ở khắp mọi nơi, từ diễn đàn tại Washington, Mỹ cho tới Brussels, Bỉ.
Microsoft thỉnh thoảng vẫn đóng vai ác. Một người đàn ông California bán rác thải điện tử tái chế gần đây đã bị kết tội vì tạo ra hàng ngàn đĩa trái phép đã giúp mọi người khôi phục hệ điều hành Windows trên máy tính đã được tân trang lại. Người này đã bị kết án 15 tháng tù và nói rằng Microsoft ủng hộ vụ kiện chống lại mình vì đe dọa một phần công việc kinh doanh của hãng. Microsoft sau đó đã đăng tải một bài viết dài trên blog, mô tả hành động của người đàn ông kia một cách bất lợi.
Trong năm 2018, Microsoft vẫn còn một chặng đường dài để thoát khỏi hình ảnh trên. “Microsoft đã trải qua thời kỳ khủng hoảng mà các công ty hiện nay đang gặp phải. họ không muốn quay trở lại thời kỳ đó nữa” - Ông Smith cho rằng sự giám sát chặt chẽ hơn không phải lúc nào cũng rơi vào cùng một công ty.
“Tại bất cứ thời điểm nào cũng sẽ có 1 hoặc 2 công ty bị cho vào tầm ngắm. Tôi không nghĩ một công ty có thể ở mãi trong tầm ngắm hay trong thế phòng ngự được” – ông nói.
Thu Thương (theo The New York Times)
Cùng chuyên mục
Bình luận