Miếu Diều nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp Thành phố

(Sóng trẻ) - Ngày 18/11, chính quyền và nhân dân xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng tổ chức lễ trao nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp Thành phố đối với miếu Diều.

1.jpg
Buổi lễ bắt đầu từ rất sớm, mở đầu bằng lễ rước được tổ chức công phu với gần 300 người tham gia trong trang phục cổ truyền rực rỡ. (Ảnh: Ánh Tuyết)
7.jpg
Không khí trang nghiêm của lễ nhận Bằng xếp hạng di tích. (Ảnh: Ánh Tuyết)

Tại buổi lễ, Phó trưởng phòng Di sản văn hóa, Sở Văn hoá, Thể thao Hà Nội - đồng chí Dương Ngọc Long công bố quyết định và điều hành trao bằng xếp hạng cấp thành phố di tích lịch sử nghệ thuật miếu Diều xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội. 

5.jpg
Đồng chí Nguyễn Đức Thuận - Phó Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Đan Phượng phát biểu báo cáo giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học của di tích. (Ảnh: Ánh Tuyết)

Đồng chí Phạm Xuân Tài - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội biểu dương và chúc mừng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Hồng Hà cùng các đơn vị phối hợp đã chủ động, tích cực trong công tác bảo tồn; triển khai các quy trình, hoàn thiện hồ sơ để di tích được xếp hạng cấp Thành phố.

Đồng chí nhấn mạnh, trong thời gian qua, huyện Đan Phượng đã tập trung công tác lãnh đạo, chỉ đạo các tầng lớp nhân dân trên địa bàn nhằm triển khai hiệu quả công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung và di tích miếu Diều nói riêng.

6.jpg
Miếu Diều nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp Thành phố (Ảnh: Ánh Tuyết)

Bà Nguyễn Thị Hường - Chi hội phó Chi hội Phụ nữ cụm 3 xã Hồng Hà, Ban tổ chức lễ trao nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa miếu Diều cho biết: “Việc đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố là niềm vinh dự của nhân dân toàn xã Hồng Hà".

"Miếu Diều duy trì tổ chức các lễ hội hàng năm nhằm giáo dục truyền thống 'uống nước nhớ nguồn', phát huy những giá trị lịch sử địa phương, tưởng nhớ công đức lập ấp, xây dựng quê hương của cha ông đồng thời bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa tinh thần cộng đồng", bà Hường cho biết thêm.

8.jpg
Bà Nguyễn Thị Hường - Chi hội phó Chi hội Phụ nữ cụm 3 xã Hồng Hà, Ban tổ chức lễ trao nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa miếu Diều (bên phải) tại buổi lễ. (Ảnh: Ánh Tuyết)

Miếu Diều (còn gọi là miếu Châu Trần), thuộc thôn Bá Dương Nội, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội. Xã Hồng Hà là vùng đất tổ, xuất hiện sự sống của con người từ thời kỳ văn hoá Phùng Nguyên cách ngày nay hơn 3000 năm.

Tương truyền, miếu Diều ban đầu được hình thành từ ý tưởng của mục đồng, sau này phát triển thành tính ngưỡng thờ thần linh và trở thành nơi sinh hoạt văn hoá tâm linh của cộng đồng cư dân làng, xã. Trải qua thăng trầm lịch sử và nhiều lần tu bổ, miếu Diều vẫn vẹn nguyên nét đẹp của một di tích mang nhiều giá trị lịch sử, điêu khắc, mỹ thuật truyền thống.

2.jpg
Trải qua nhiều lần tu bổ, miếu Diều vẫn giữ nguyên nét đẹp của một di tích truyền thống. (Ảnh: Ánh Tuyết)
3.jpg
Không gian bên trong và bên ngoài di tích đều được trang trí bắt mắt, thu hút du khách. (Ảnh: Ánh Tuyết)

Một nghi thức tâm linh nổi tiếng gắn liền với di tích là lễ hội thả diều, vốn có lịch sử hàng nghìn năm. Đến ngày nay, thú chơi tao nhã, thả diều ở làng Bá Dương Nội được nâng tầm thành lễ hội dân gian với đầy đủ nghi thức độc đáo và riêng biệt.

Lễ hội được tổ chức vào tháng 3 Âm lịch hằng năm - thời điểm bắt đầu một mùa gieo trồng. Đây cũng là nghi thức của nhân dân địa phương cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, cuộc sống no đủ.

4.jpg
Sáo là một trong những biểu tượng của lễ hội thả diều. (Ảnh: Ánh Tuyết)

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN