Miss Báo chí 2013: Nhiều tác phẩm gây bất ngờ
(Sóng Trẻ) - Đây là một trong những hoạt động tiền chung kết của chương trình Press Beauty 2013 được tổ chức tại studio Học viện Báo chí và Tuyên truyền vào chiều ngày 16/3.
Press Beauty là cuộc thi sắc đẹp dành cho các lớp khối nghiệp vụ của Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Các thí sinh tham gia dự thi không những phải có sắc đẹp mà cũng phải có nghiệp vụ báo chí giỏi, xứng đáng là các nữ nhà báo tương lai. Vì vậy miss báo chí thực sự là nội dung được mong chờ trong cuộc thi năm nay.
Thành phần không thể thiếu chính là Hội đồng thẩm định uy tín đến từ 2 khoa Báo chí và Phát thanh – Truyền hình: Phó trưởng khoa Báo chí, Ts. Hà Huy Phượng; Đạo diễn, giảng viên khoa Phát thanh – Truyền hình, thầy Trần Thế Sơn; Giảng viên khoa Phát thanh – Truyền hình, Ts.Trần Thị Hoa Mai. Các thầy cô đã làm việc rất vất vả khi 10 tác phẩm của 10 thí sinh trên 3 loại hình: Truyền hình, Phát thanh và Báo in, đều được đầu tư hết sức công phu.
Hội đồng thẩm định là các giảng viên uy tín
Trước đó mỗi thí sinh đã được bốc thăm để lựa chọn loại hình báo chí và đề tài cho sản phẩm báo chí của mình. Đề tài gắn liền với chủ đề cuộc thi “Rạng rỡ vẻ đẹp Việt Nam”, đó là: Phố cổ, An toàn giao thông, Ẩm thực, Các loại hình nghệ thuật dân gia, Các hình tượng Việt Nam, Giáo dục, Làng nghề, Gia đình Việt, Môi trường, Địa danh lịch sử.
Đề tài phong phú, sức sáng tạo rộng lớn lại được sự hướng dẫn từ các anh chị năm cuối có kinh nghiệm vì thế không có gì ngạc nhiên khi các sản phẩm của các thí sinh có chất lượng khá cao, khá đồng đều. Nhưng điều quan trọng chính là từ quá trình làm tác phẩm các thí sinh đã rút ra được bài học cho riêng mình.
Thí sinh chờ để trình bày tác phẩm
Thí sinh Trang Anh với đề tài “Các loại hình dân gian” thể hiện qua tác phẩm truyền hình đã mang đến câu chuyện đầy xúc động. Đặc biệt khi kể về quá trình hoàn thành tác phẩm Trang Anh đã khóc vì cô chứng kiến những giây phút cuối đời về một nghệ nhân hát xẩm. Những lời kể qua nước mắt khiến cho tất cả mọi người không thể nói lên lời.
Thí sinh Trang Anh (05) xúc động kể lại quá trình tác nghiệp trong nước mắt
Riêng với thí sinh Thùy Dương trong quá trình hoàn thành tác phẩm với chủ đề “An toàn giao thông” lại có những bài học kinh nghiệm khai thác thông tin. Điều mà thí sinh này muốn phản ánh chính là hình ảnh các nữ cảnh sát giao thông đang làm việc. Tuy là dạng bài người tốt việc tốt nhưng để gặp và phỏng vấn các nhân vật là điều không dễ. Trong hoàn cảnh đó Thùy Dương đã rất sáng tạo khi ăn mặc theo phong cách công sở và đóng vai là nữ nhà báo thật sự để tiếp cận nhân vật. Điều này khiến cho Hội đồng thẩm định rất hài lòng về tinh thần làm việc thông minh và sáng tạo mà không phải ai cũng có được.
Có những tác phẩm khiến cho Hội đồng thẩm định không thể thống nhất quan điểm, điển hình là tác phẩm của thí sinh Hà My. Với chủ đề “Gia đình Việt” thể hiện qua phóng sự ảnh, tác phẩm này được TS Hà Huy Phượng đánh giá rất cao. Mặc dù còn nhiều sai sót, nhưng đối với một tân sinh viên như Hà My, thực hiện được tác phẩm như thế này thì đã quá thành công. Riêng đạo diễn, giảng viên Trần Thế Sơn muốn Hà My phải nỗ lực hơn nữa, những bức ảnh này chưa thực sự khiến người xem cảm nhận được điều gì, hơn nữa những hoạt động của nhân vật còn chưa thực sự thật.
Tác phẩm phóng sự ảnh của thí sinh Hà My
Hầu hết các tác phẩm được Hội đồng thẩm định đánh giá cao, ghi nhận sự nỗ lực của những thí sinh đều là sinh viên năm nhất và năm hai. TS. Hà Huy Phượng gửi lời khuyên tới các thí sinh: “Các em không nên tìm những đề tài đao to búa lớn mà chỉ nên hướng đến những đề tài đơn giản, gần gũi với cuộc sống, như thế mới mang tính chân thật cho báo chí”.
Hội đồng thẩm định chụp ảnh kỷ niệm với các thí sinh
Trước khi kết thúc cuộc thi, các thầy cô cũng gửi gắm các thí sinh - những nữ nhà báo tương lai: Những tác phẩm hôm nay nếu được rèn giũa thì có thể hợp tác với các cơ quan truyền thông. Đây chính là bài học mang đến những kinh nghiệm thực nhất khi còn ngồi trên ghế nhà trường, vượt ra khỏi ý nghĩa trong khuôn khổ một cuộc thi sắc đẹp, giúp các bạn trưởng thành hơn trên con đường trau dồi kĩ năng báo chí của mình.
Press Beauty là cuộc thi sắc đẹp dành cho các lớp khối nghiệp vụ của Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Các thí sinh tham gia dự thi không những phải có sắc đẹp mà cũng phải có nghiệp vụ báo chí giỏi, xứng đáng là các nữ nhà báo tương lai. Vì vậy miss báo chí thực sự là nội dung được mong chờ trong cuộc thi năm nay.
Thành phần không thể thiếu chính là Hội đồng thẩm định uy tín đến từ 2 khoa Báo chí và Phát thanh – Truyền hình: Phó trưởng khoa Báo chí, Ts. Hà Huy Phượng; Đạo diễn, giảng viên khoa Phát thanh – Truyền hình, thầy Trần Thế Sơn; Giảng viên khoa Phát thanh – Truyền hình, Ts.Trần Thị Hoa Mai. Các thầy cô đã làm việc rất vất vả khi 10 tác phẩm của 10 thí sinh trên 3 loại hình: Truyền hình, Phát thanh và Báo in, đều được đầu tư hết sức công phu.
Hội đồng thẩm định là các giảng viên uy tín
Trước đó mỗi thí sinh đã được bốc thăm để lựa chọn loại hình báo chí và đề tài cho sản phẩm báo chí của mình. Đề tài gắn liền với chủ đề cuộc thi “Rạng rỡ vẻ đẹp Việt Nam”, đó là: Phố cổ, An toàn giao thông, Ẩm thực, Các loại hình nghệ thuật dân gia, Các hình tượng Việt Nam, Giáo dục, Làng nghề, Gia đình Việt, Môi trường, Địa danh lịch sử.
Đề tài phong phú, sức sáng tạo rộng lớn lại được sự hướng dẫn từ các anh chị năm cuối có kinh nghiệm vì thế không có gì ngạc nhiên khi các sản phẩm của các thí sinh có chất lượng khá cao, khá đồng đều. Nhưng điều quan trọng chính là từ quá trình làm tác phẩm các thí sinh đã rút ra được bài học cho riêng mình.
Thí sinh chờ để trình bày tác phẩm
Thí sinh Trang Anh với đề tài “Các loại hình dân gian” thể hiện qua tác phẩm truyền hình đã mang đến câu chuyện đầy xúc động. Đặc biệt khi kể về quá trình hoàn thành tác phẩm Trang Anh đã khóc vì cô chứng kiến những giây phút cuối đời về một nghệ nhân hát xẩm. Những lời kể qua nước mắt khiến cho tất cả mọi người không thể nói lên lời.
Thí sinh Trang Anh (05) xúc động kể lại quá trình tác nghiệp trong nước mắt
Riêng với thí sinh Thùy Dương trong quá trình hoàn thành tác phẩm với chủ đề “An toàn giao thông” lại có những bài học kinh nghiệm khai thác thông tin. Điều mà thí sinh này muốn phản ánh chính là hình ảnh các nữ cảnh sát giao thông đang làm việc. Tuy là dạng bài người tốt việc tốt nhưng để gặp và phỏng vấn các nhân vật là điều không dễ. Trong hoàn cảnh đó Thùy Dương đã rất sáng tạo khi ăn mặc theo phong cách công sở và đóng vai là nữ nhà báo thật sự để tiếp cận nhân vật. Điều này khiến cho Hội đồng thẩm định rất hài lòng về tinh thần làm việc thông minh và sáng tạo mà không phải ai cũng có được.
Có những tác phẩm khiến cho Hội đồng thẩm định không thể thống nhất quan điểm, điển hình là tác phẩm của thí sinh Hà My. Với chủ đề “Gia đình Việt” thể hiện qua phóng sự ảnh, tác phẩm này được TS Hà Huy Phượng đánh giá rất cao. Mặc dù còn nhiều sai sót, nhưng đối với một tân sinh viên như Hà My, thực hiện được tác phẩm như thế này thì đã quá thành công. Riêng đạo diễn, giảng viên Trần Thế Sơn muốn Hà My phải nỗ lực hơn nữa, những bức ảnh này chưa thực sự khiến người xem cảm nhận được điều gì, hơn nữa những hoạt động của nhân vật còn chưa thực sự thật.
Tác phẩm phóng sự ảnh của thí sinh Hà My
Hầu hết các tác phẩm được Hội đồng thẩm định đánh giá cao, ghi nhận sự nỗ lực của những thí sinh đều là sinh viên năm nhất và năm hai. TS. Hà Huy Phượng gửi lời khuyên tới các thí sinh: “Các em không nên tìm những đề tài đao to búa lớn mà chỉ nên hướng đến những đề tài đơn giản, gần gũi với cuộc sống, như thế mới mang tính chân thật cho báo chí”.
Hội đồng thẩm định chụp ảnh kỷ niệm với các thí sinh
Trước khi kết thúc cuộc thi, các thầy cô cũng gửi gắm các thí sinh - những nữ nhà báo tương lai: Những tác phẩm hôm nay nếu được rèn giũa thì có thể hợp tác với các cơ quan truyền thông. Đây chính là bài học mang đến những kinh nghiệm thực nhất khi còn ngồi trên ghế nhà trường, vượt ra khỏi ý nghĩa trong khuôn khổ một cuộc thi sắc đẹp, giúp các bạn trưởng thành hơn trên con đường trau dồi kĩ năng báo chí của mình.
Anh Ngọc
Báo mạng điện tử K30
Báo mạng điện tử K30
Cùng chuyên mục
Bình luận