Mơ ước trở thành một nhà báo!

(Sóng Trẻ) - Trong mỗi con người ai cũng có những ước mơ, hoài bão cho riêng mình nhưng quan trọng là liệu bạn có đủ khả năng, niềm tin và dám thực hiện nó hay không. Bốn năm về trước tôi đã mơ ước trở thành một nhà báo tương lai. Mặc dù mơ ước đó gặp rất nhiều chông gai thử thách nhưng tôi vẫn tin rằng, khi có niềm tin và nghị lực, giấc mơ trở thành một nữ nhà báo trong tôi sẽ trở thành hiện thực.

Quê hương tôi là miền Trung nắng gió, khô cằn sỏi đá. Nơi mà cứ mỗi mùa hè về, những cơn gió Lào khiến con người ta cảm thấy như bị đốt trong lò lửa. Tôi xuất thân từ một gia đình trung lưu ở thị trấn miền Tây Nghệ An, ba mẹ tôi là những giáo viên dạy văn nên từ nhỏ tôi đã thích và được ảnh hưởng cái văn từ ba mẹ tôi. Tôi thích đọc truyện ngắn, tiểu thuyết. Tâm hồn tôi bay bổng và những thứ có thể tưởng tưởng đến lãng mạn. Một chút cá tính và thích được đi nơi này nơi khác, thích được bụi bặm như các như các cô chú nhà báo nổi tiêng khác, muốn biết được những ngóc ngách của cuộc sống. Phải chăng chính cái nơi thiên nhiên khô cằn khắc nghiệt này đã cho tôi niềm tin để dám vượt lên chính mình, theo đuổi đam mê của mình không ?

Đó là những lúc tôi ngồi xem chương trình Rung Chuông Vàng mà người dẫn chương trình đó chính là chị Diệp Chi tài năng xinh đẹp. Tôi cũng thích được nổi tiếng, thích sang trọng và thích được săn đón. Những lúc đó tôi cảm thấy có một nguồn cảm hứng bất tận chảy xuyên qua người tôi, thôi thúc tôi bằng mọi giá phải đậu vào đại học. Tôi tự nói với bản thân mình, chị ấy cũng là người miền Trung chắc hẳn chị ấy đã rất cố gắng để trở thành một MC giỏi giang như vậy. Không có lí gì mà mình không cố gắng cả. Một ngọn lửa, một động lực thôi thúc tôi cần phải trở thành một MC tài năng như chị Diệp Chi, có được những bài báo nổi tiếng như anh Đỗ Doãn Hoàng, hay thậm chí là có được tác phẩm đủ lớn để đạt được giải Pulitzer.

 
1320901031_anh-1 
Nghề báo -  công việc gian nan, thử thách nhưng vô cùng thú vị.
(Nguồn: Internet)

Vậy là tôi đã quyết định lên kế hoạch cho cuộc đời mình. Đầu tiền là bắt đầu cái kế hoạch học tập miệt mài và thi cử để có thể đậu được vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Những nỗ lực, sự cố gắng cộng với phương pháp học có hiệu quả đã giúp tôi bước chân vào cánh cổng học viện.

Thế nhưng mọi cái khó khăn đã bắt đầu khi tôi bước chân vào năm nhất. Tôi cảm thấy mình thật sự nhút nhát, lại kém cỏi, dường như không thể theo được các bạn. Một phần khác khiến tôi trở nên rụt rè và co lại như một con rùa không giao tiếp với ai vì cái giọng miền Trung của tôi. Tôi trở nên rụt rè và tự ti chưa bao giờ thấy. Tôi bỏ lỡ bao nhiêu cơ hội khi mà sinh viên năm đầu nên có và nên năm lấy cơ hội đó nhưng tôi đã để mất. Tôi luôn dằn vặt mình không bao giờ được đánh mất cơ hội thế mà tôi luôn để tụt mất và bao nhiêu sự hối tiếc về sau.

Thế rồi tôi nhớ tới câu mà Nikita Koloff đã từng nói: “Bạn có thể đạt được ước mơ của mình nếu như bạn đón nhận sự thay đổi. Bằng cách nắm lấy cơ hội và trở nên dũng cảm”.Tôi tập xây dựng cho mình những thói quen phát hiện vấn đề và đặt ra những câu hỏi "Tại sao?”. Tôi cố gắng tìm hiểu, quan sát, so sánh và có những cái nhìn đa diện, nhận thức nhạy bén được các vấn đề đối với các sự kiện, sự việc, hiện tượng xảy ra trong thực tế để thôi thúc đi tìm kiếm những cái mới.

Tôi tập cho mình cách nói chuyện hòa đồng, thân thiện và tạo được nhiểu mối quan hệ xung quanh. Tôi tham gia vào đội tình nguyện xung kích để hòa đồng và năng động hơn. Tôi làm thêm và tích lũy kinh nghiệm thực tế. Những công việc part time như nhân viên phục vụ ở nhà hàng hay PG của các siêu thị điện máy đã giúp tôi trở nên cứng cáp hơn trong cuộc sống. Thậm chí có những lúc tôi tự đọc và tự ghi âm bằng điện thoại hay là tự ghi hình bản thân trước cái máy quay.

Dần dần tôi nhận ra rằng nghề báo không phải thích hợp cho những con người thích nhàn hạ hay là ba hoa mà cần năng lực thật sự, có kiến thức, niềm đam mê và sự kiên trì, đôi khi là sự bất chấp cả nguy hiểm để theo đuổi nghiệp báo. Giữa những bộn bề và sự phát triển không ngừng của xã hội, nếu bạn không chấp nhận thay đổi bản thân và bắt nhịp cùng với xã hội thì sớm muộn cũng sẽ bị đào thải. Và cái giấc mơ làm một nhà báo thành công sẽ chẳng bao giờ với tới được.

Tôi đã từng nản chí rất nhiều lần khi những bài viết của mình không được đăng nhưng chú tôi đã nói với tôi: “Khi viết bài không nên nghĩ là nhất thiết phải được đăng mới viết mà phải hướng tới tác động của bài viết đó đến người đọc như thế nào”. Câu nói đó đã giúp tôi dần hiểu ra và cố gắng hoàn thiện kĩ năng viết lách của mình hơn. Nhiều khi bon chen hay quốc bộ hàng chục cây số, khi về đến nhà thì chân tay dường như rã rơi ra. Nhưng chỉ cần nghĩ đến vấn đề mình quan tâm trăn trở khiến tôi sục sôi nhiệt huyết với nghề và cảm thấy hạnh phúc khi đó là sản phẩm là thành quả của chính bản thân mình.

Kết thúc năm học thứ hai. Mơ ước trở thành một phóng viên trong tương lai không còn xa nữa. Những mục tiêu đã đặt ra tôi đã và đang cố gắng hết mình để có thể chạm tay đến thành công. Tôi biết rằng để đến được với thành công, để trở thành một nhà báo nổi tiếng hay một MC tài năng như chị Diệp Chi còn cần rất nhiều sự nỗ lực và cố gắng hơn nữa. Con đường mà tôi đi còn rất dài và rất chông chênh nhưng ngọn lửa yêu nghề trong tôi sẽ không bao giờ tắt. Tôi hạnh phúc và tự hào về con đường mà mình đã lựa chọn.

 

Đinh Thị Ánh
Lớp Báo mạng điện tử K.30
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN