“Công việc của người viết báo”: Cuốn sách viết nên từ lòng say nghề

(Sóng trẻ) - Cuốn sách do nhà báo Hữu Thọ, một cây đại thụ trong làng báo Việt Nam biên soạn. Bằng sự trải nghiệm của hơn 40 năm nghiệp báo và lòng say nghề ông đã tâm huyết viết nên “mấy lời tâm sự” về nghề rất sâu sắc, giúp cho thế hệ những người làm báo sau này học hỏi những kiến thức nền tảng và căn bản để hoàn thành tốt bổn phận của một “người viết báo”.

Cuốn sách được chia thành hai phần chính, phần thứ nhất: “Công việc của người viết báo” là tập hợp những bài giảng, bài nói với sinh viên và các cuộc trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp. Còn phần hai: “Nghĩ về nghề báo” là tập hợp hơn 20 bài nói, bài viết đề cập đến những khía cạnh quan trọng của nghề làm báo, qua đó toát lên sự trải nghiệm và lòng yêu nghề, say nghề của tác giả.

“Công việc của người viết báo”: Những “ngón nghề” được bật mí

Trong phần một này, tác giả trình bày chi tiết những kĩ năn, những vấn đề cơ bản nhất để công việc của người viết báo nói chung và đặc biệt là công việc của một phóng viên diễn ra được suôn sẻ, mang lại hiệu quả cao nhất cho từng sản phẩm báo chí.

Lúc mới nhìn tên cuốn sách, nhiều người sẽ cho rằng công việc của một người viết báo sẽ là những công việc cao siêu lắm, xa xôi lắm… Thế nhưng, khi lật từng trang, đọc và suy ngẫm mới nhận thấy nhà báo Hữu Thọ đã gạt đi hết những vật cản trong suy nghĩ tiêu cực ấy bằng những lời tâm sự rất “thấm”. Vậy tựu chung lại, công việc của một người viết báo qua cuốn sách của nhà báo Hữu Thọ là những công việc gì?

Trong báo chí, nói đến viết báo là nhắc tới sự hội tụ của rất nhiều yếu tố và kĩ năng nghiệp vụ. Ở đây tác giả đã chia sẻ đến với bạn đọc những công việc khác nhau của một người làm báo trong từng lĩnh vực, loại hình hoạt động cụ thể. Như công việc của người viết bình luận có những điểm khác so với công việc của người viết phản ánh, khác với công việc của một người viết điều tra, phân tích. Tuy nhiên, dù có những điểm khác biệt cơ bản, song giữa các thể loại ấy lại có những công việc chung “đòi hỏi” mỗi người làm báo phải không ngừng học tập, rèn luyện.

Đó là, người làm báo phải không ngừng học tập, nghiên cứu lý luận liên quan đến chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh… Thế nhưng chỉ học lý luận “suông” thôi chưa đủ, học tập phải kết hợp với thực tiễn hoạt động nghề nghiệp để từ đó có được một cách nhìn nhận vấn đề đang diễn ra trong đời sống xã hội một cách chuẩn xác nhất, khách quan nhất. Từ đó mới có thể viết “đúng” và viết “trúng” được vấn đề đặt ra.

Nắm bắt và hiểu được những lúng túng của những phóng viên mới vào nghề khi đi thực tế, cách thu thập và khai thác thông tin…; tác giả đã nhẹ nhàng “chỉ đường” cho bạn đọc bằng những “công việc” như: đọc, quan sát, giao tiếp, ghi chép... Những công việc ấy nếu chỉ tồn tại một cách tách biệt thì sẽ không thể nào phát huy tác dụng trong việc viết một tác phẩm báo chí được, mà cần phải có sự liên kết, bổ sung, tương hỗ… cho nhau để làm nên những đứa con tinh thần chất lượng gửi đến công chúng.

Để tóm lược nội dung phần một, xin được trích dẫn lời của chính tác giả về nghề báo: “Cái nghề này cần lắm công phu, nghề nào cũng có những ‘ngón nghề’ mà ‘ngón nghề’ thì không ai giống ai”. Nhà báo Hữu Thọ không giữ bí quyết cho riêng mình. Ông chia sẻ chúng trên từng trang viết, gửi gắm niềm tin vào thế hệ những người cầm bút trẻ.

1404a3309_1543258_271472973006433_188876361_n.jpg
Sách "Công việc của người viết báo:

“Nghĩ về nghề báo”: Sự tâm huyết và những trăn trở với nghề

“Những bài nói bài viết này đề cập đến nhiều khía cạnh quan trọng của nghề làm báo, rất giàu tính thực tiễn và mang nhiều ý nghĩa lý luận sâu sắc…” (theo lời NXB Giáo dục).

Thật vậy, khi đọc phần này có cảm giác như đang được nghe chính tác giả “tâm sự” trực tiếp về nghề báo. Vì những vấn đề mà tác giả “nghĩ về nghề báo” mang tầm khái quát cao cũng như không quên đi sâu khai thác những “tiểu tiết” hết sức quan trọng. 

Khi đất nước đang trên đà hội nhập kinh tế quốc tế với những đường lối đổi mới nhằm thúc đẩy sự phát triển chung, tất yếu sẽ kéo theo đó hoạt động của báo chí cũng có những sự thay đổi đáng kể. Xuất phát từ đó tác giả đã khái quát lên những vấn đề “mới” trong hoạt động báo chí một cách rõ ràng để người đọc dễ dàng nắm bắt. 

Bên cạnh đề cập những vấn đề mới của báo chí hiện đại, tác giả còn chỉ ra những kĩ năng để hoạt động trong từng lĩnh vực hoạt động báo chí; từ hoạt động của một nhà quản lí, lãnh đạo đến công việc của những phóng viên, biên tập viên… 

Với sự lớn mạnh và phát triển không ngừng của báo chí hiện nay thì một bài báo không chỉ cần nhanh, viết hay, đúng, trúng, khách quan… mà song song với đó còn là vấn đề đạo đức nghề nghiệp - nội dung được tác giả dành rất nhiều dung lượng để chia sẻ.

“Làm nghề đến mức nào đó tất phải nghĩ việc truyền nghề”, nhà báo Hữu Thọ nói. Mấy lời tâm sự của “một người làm báo chuyên nghiệp trải 40 năm kinh nghiệm trước những biến đổi lớn lao của đất nước, của đời người” đã mang đến cho bạn đọc, đặc biệt là những người đang học và làm công việc viết báo những bài học quý hơn vàng và cả những “trăn trở” với nghề nghiêm túc, có chuẩn mực.


Đoàn Bổng
Báo mạng điện tử K32


Tên sách: Công việc của người viết báo
Tác giả: Nhà báo Hữu Thọ
NXB Giáo dục
Năm xuất bản: 1998
Số trang: 536
Giá : 27.400 đồng

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật6 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN