Món tương dân dã đất hai vua

(Sóng trẻ) - "Chẳng ai nhớ nghề làm tương có từ bao giờ. Chỉ biết năm 20 tuổi về đây làm dâu, tôi đã thấy cha ông coi đó là nghề truyền thống. Người dân trong làng luôn cố gắng để tương Đường Lâm không mất đi nét riêng có, giữ đúng vị ngọt, mặn, thơm từ đời này qua đời khác". - Bà Kiều Thị Ngọc, một người làm tương lâu năm tại Đường Lâm chia sẻ. 

69aaea0e4_anh_1.jpg
Tìm về làng Mông Phụ, xã Đường Lâm vào một ngày cuối tháng Giêng, chúng tôi không khỏi tiếc nuối vì đã bỏ qua cơ hội được mục sở thị quá trình làm tương truyền thống nơi đây. Bởi vào đầu tháng 5, lúc nắng hè oi ả nhất mới là thời điểm người dân bắt đầu mùa tương mới. Do không làm được quanh năm, nên nhà nào cũng dự trữ vài chum để dành ăn dần hoặc bán cho khách thập phương ghé thăm. 

69aaea0e4_anh_2.jpg
Không như tương bần (Hưng Yên), tương Nam Đàn (Nghệ An), tương nếp Cự Đà, tương Đường Lâm gây thương gây nhớ bởi vị ngọt ngọt, thơm thơm, đậm đà khó gì sánh nổi. Tương để trong chum cả năm chẳng lo hỏng, chỉ cần khuấy nhẹ là lại lên màu. 

69aaea0e4_anh_3.jpg
Bà Mai - người dân làng Mông Phụ chia sẻ : “Quá trình làm ra món “đặc sản” này khá phức tạp. Khó nhất là khâu lên mốc, bởi "tốt mốc thì mới nn tương". Mốc tương được làm bằng gạo nếp, đồ lên và ủ cho đến khi lên men. Mốc nn là mốc lên màu vàng rồi từ từ ngả sang màu xanh đen, đều, đẹp như con sâu róm. Sau đó đem ra phơi và đánh mốc. Trong suốt thời gian phơi, ngày nào cũng phải đánh, đến lúc nước mốc lên màu đỏ đẹp thì mới coi là thành phẩm.” 

69aaea0e4_anh_4.jpg
Bà Mai dặn dò thêm: “Muốn mua tương nn phải mua trực tiếp rót từ chum. Tương Mông Phụ nổi tiếng nhưng cũng vì thế mà nhiều người làm tương rởm để bán cho khách du lịch. Loại này mới đầu ngọt, nhưng càng để lâu sẽ chua và bị sủi bọt. Bán tương làm kinh tế chỉ là một phần, giữ truyền thống của làng mới là điều quan trọng. Thế nên người làm tương như chúng tôi luôn phải đặt cái tâm lên đầu”. 

31beb1600_anh_6.jpg
Tương đạt chuẩn sau khi đóng chai gắn nhãn mác sẽ đem bán cho khách du lịch và phân phối tới nhiều nơi. Một số hộ gia đình làm tương có thương hiệu bán được cả ngàn lít, đem lại thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm. Bà Mai hứng thú kể về một vị khách người Nhật, năm nào về nước cũng ghé nơi đây mua tương:“Tương đâu chỉ gây thương nhớ, nó còn gây… nghiện”. 

31beb1600_anh_8.jpg
Tương từ lâu đã trở thành một thứ không thể thiếu trong bữa cơm hàng ngày của người Đường Lâm. Tương được dùng kho cá, làm nước chấm rau, cà dầm tương,… Những món ăn dân dã ấy đã nuôi lớn không biết bao nhiêu thế hệ. Để rồi mỗi khi đi xa, ai cũng khao khát một lần được trở về sum vầy cùng gia đình, bên mâm cơm là bát tương nặng tình, nặng nghĩa: 
“Nhà em có vại cà đầy
 Có ao rau muống có đầy chum tương
 Còn trời còn đất còn mây
Còn ao rau muống còn đầy chum tương”. 

69aaea0e4_anh_5.jpg
Kể về 60 năm gắn bó với nghề làm tương, bà Kiều Thị Ngọc ngậm ngùi: “Tôi chẳng còn sức để khom người đong gạo, chống lưng chùi chum. Tôi không làm được nữa nhưng con tôi, cháu tôi vẫn sẽ tiếp tục. Để tương Đường Lâm không bị thất truyền, để mảnh đất hai vua này vẫn còn thứ níu giữ khách thập phương, chúng tôi sẽ xem tương như một thứ giá trị tinh thần thiêng liêng nhất”. 


Nhóm PV

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sóng Trẻ News Awards 2024: Lời hứa tiếp nối của những người làm báo trẻ

Sóng Trẻ News Awards 2024: Lời hứa tiếp nối của những người làm báo trẻ

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Sự kiện thường niên Sóng Trẻ News Awards của Trang tin điện tử Sóng trẻ trở lại với chủ đề "Evangeline - Lời hứa của hoa hồng", đánh dấu chặng đường 17 năm hoạt động của CLB.

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN