Thạc sĩ Đinh Ngọc Sơn và những chia sẻ về nghề báo

(Sóng trẻ) – “Nghề báo có những cái về mặt định hướng tư duy, có những cái lại phải học những kỹ năng cụ thể”. “Giữa đào tạo và thực tế thì bao giờ nó cũng có khoảng cách”. Thạc sĩ Đinh Ngọc Sơn chia sẻ.

Những vấn đề về đào tạo, trái ngành trái nghề trong ngành báo luôn là mối quan tâm của nhiều bạn trẻ đam mê báo chí. Là một giảng viên, một người làm báo lâu năm, thầy Đinh Ngọc Sơn, Phó trưởng khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã có những chia sẻ về nghề báo và môi trường đào tạo báo chí.

PV: Thưa thầy, báo chí luôn là 1 trong những nghề có vai trò đặc biệt trong xã hội hiện nay, vậy ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền, nơi đào tạo báo chí hàng đầu cả nước đã có những định hướng đào tạo như thế nào?

Ths Đinh Ngọc Sơn: Là một ngôi trường đào tạo báo chí thì đầu tiên các bạn có thể thấy được, thứ nhất là để vào làm được nghề báo thì ngay trong cái thi tuyển chúng ta đã có môn gọi là thi tuyển năng khiếu báo chí. Đó là một cách sàng lọc để xem bạn trẻ có năng lực phù hợp với nghề này không.

Nghề báo chí là một nghề mà phải giao tiếp rất rộng, phải có cách để thu thập nguồn thông tin tài liệu và sau đó có kỹ năng xử lý để có được thông điệp tốt cho xã hội. Nó phục vụ cho sự phát triển của xã hội, nó tạo ra ảnh hưởng rất lớn, lan tỏa trong xã hội. Do đó nó là một nghề cần phải có định hướng phát triển nghề tốt ngay từ đầu. 

Học viện Báo chí đã có những thách thức từ thi tuyển đầu vào, đến các nội dung đào tạo và cuối cùng là để sinh viên ra trường có việc làm.

42875b526_a1.jpg

(Thạc sĩ Đinh Ngọc Sơn)

PV: Môi trường năng động của Học viện BC&TT đã giúp cho các bạn sinh viên tại đây phát huy năng lực và phong cách làm báo như thế nào?

Ths Đinh Ngọc Sơn: Tôi đã có mấy chục năm gắn bó với nghề báo, đào tạo báo chí và tôi cũng luôn tâm huyết với nghề. Tôi thấy là học tập trên giảng đường là một phần, nhưng học tập  từ bên nài là một phần thứ hai của nghề báo. Do đó, học viện Báo chí thì đã tạo ra các môi trường học tập. 

Ví dụ, các bạn thấy là đây là một trong những trường có nhiều CLB nhất. CLB là một hình thức học tập rất là năng động, do các bạn yêu thích và tự giác thôi. Nghề nào cũng thế, vấn đề là các bạn tự hỏi mình là có thực sự yêu không. Khi môi trường có, các bạn yêu nghề thì các bạn khắc có nơi để học. 

Về mặt tri thức, học viện đã có một hệ thống đào tạo và hệ thống đội ngũ rất tốt. Về mặt môi trường thì đã tạo ra các CLB. Về mặt thiết bị, cũng có đầu tư trường quay, phòng thu hiện đại. Đấy là lợi thế của học viện Báo chí.

42875b526_a3.jpg

(Các bạn sinh viên học tập trong trường quay tại học viện Báo chí và Tuyên truyền. Ảnh: Facebook)

PV: Là người có nhiều kinh nghiệm trong làm báo và giảng dạy tại học viện, theo thầy các bạn trẻ hiện nay sở hữu những lợi thế gì và gặp những khó khăn gì khi theo học báo chí?

Ths Đinh Ngọc Sơn: Các bạn trẻ hiện nay thì có một lợi thế đó là tiếp cận với một môi trường truyền thông với rất nhiều nguồn thông tin khác nhau. Do đó trước khi vào học nghề báo thì bản thân các bạn đã tự học được rất nhiều điều. Có những thứ ngày xưa, thế hệ trước phải đến nhà trường, phải học một thời gian thì mới có được những kỹ năng đó, thì ngày nay chỉ cần các bạn chịu khó học trên mạng Internet thì các bạn đã có đầy đủ những kỹ năng đó rồi. 

Do đó các bạn rút ngắn được thời gian đào tạo và khi đến giảng đường thì các bạn đã được nâng cấp giá trị lên một cấp cao hơn. Như vậy tôi cho rằng lợi thế của một bạn trẻ là môi trường đào tạo thông minh và nó giúp cho các bạn tính chủ động, tích cực trong học tập. 

Khi mà có lợi thế như vậy thì các bạn cũng phải hiểu là tất cả mọi người đều có như thế, các bạn lại phải ở trong một mức độ cạnh tranh mới. Có nhiều bạn không học báo chí nhưng nếu người ta chú ý người ta có thể lại giỏi hơn các bạn cơ. Thì nó đều có hai mặt cả.

PV: Hiện nay, nhiều người có suy nghĩ rằng làm báo thì không nhất thiết phải học báo bởi chỉ cần biết viết và có nguồn thông tin thì ai cũng có thể làm báo, điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến định hướng lựa chọn nghề báo với nhiều bạn trẻ hiện nay, thầy có suy nghĩ như thế nào?

Thực ra thì nghề nào cũng cần phải đào tạo. Ví dụ như nghề bác sĩ cũng cần phải đào tạo, nếu không đào tạo thì sẽ không làm được. Chúng ta thấy nghề báo là nghề của tư duy, suy nghĩ của mỗi con người. Do đó đào tạo là một trong những cách thức để giúp người ta tiếp cận với nghề nhanh nhất, chứ không phải là duy nhất.

Trong lịch sử báo chí thì chúng ta thấy có rất nhiều nhà báo, phóng viên họ không trực tiếp học ở trong một trường báo chí. Nhưng nói như thế không có nghĩa là họ không phải học gì. Họ phải học qua thực tế, học qua cách nọ cách kia để có được những kỹ năng làm nghề. 

Nghề báo có những cái về mặt định hướng tư duy, có những cái lại phải học những kỹ năng cụ thể như: Bạn muốn chụp ảnh thì bạn phải học máy ảnh, muốn quay phim, dựng phim thì bạn phải học các phần mềm quay dựng... Những kỹ năng này thì ngày nay các bạn có thể học được ở nhiều nơi, do đó rõ ràng nó có một thực tế là nghề báo sẽ có sự tham gia của nhiều thành phần và họ đem những giá trị khác nhau để tạo nên diện mạo của báo chí. Do đó không phải là cứ học báo thì mới làm được báo.

42875b526_a2.jpg

(BTV Hoài Anh xuất thân từ khoa Đông phương học, ĐH Khoa học xã hội và nhân văn Tp.HCM. Ảnh: Internet)

PV: Như thầy vừa chia sẻ thì không phải học báo thì mới làm báo. Vì thế mà hiện nay, nhiều bạn sau khi theo học đào tạo báo chí lại không trở thành nhà báo, phóng viên mà lựa chọn làm truyền thông, marketing,...Vậy điều này do số lượng tuyển dụng của các cơ quan báo chí còn thấp so với lượng cử nhân tốt nghiệp, hay do chất lượng đội ngũ nhân lực còn hạn chế?

Ths Đinh Ngọc Sơn: Giữa đào tạo và thực tế thì bao giờ nó cũng có khoảng cách. Nó không chỉ ở Việt Nam mà các nước đều như vậy. Khi học làm báo thì phải xem ở thời điểm hiện tại nhân lực chính xác được gọi là phóng viên nhà báo cần bao nhiêu người. Mỗi một tờ báo hoặc mỗi một cơ quan truyền thông, nhu cầu nhân sự sẽ biến đổi qua hằng năm. 

Việc bạn được đào tạo báo chí hay là học truyền thông hay học marketing nó đều có một nền tảng chung của tri thức. Trong đào tạo tín chỉ nó có 30% cho một chuyên ngành thôi, còn 70% của các trường đại học là các nền tảng chung. Do đó, học báo sang làm truyền thông hay học nại giao sang làm báo thì có lẽ 30% kiến thức chuyên đó người ta có thể bổ sung, có thể học được. 

Do đó, câu chuyện tại sao học cái này lại làm cái kia thì tôi nghĩ cũng không quá quan trọng, không quá lớn đâu, mà cái đó phải mừng nhiều hơn, bởi vì các bạn trẻ sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn hơn.
Hà Trang
 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] Lịch sử ngày Quốc tế Khoan dung

[Infographic] Lịch sử ngày Quốc tế Khoan dung

Tin nổi bật28 phút trước

(Sóng trẻ) - Được UNESCO khởi xướng năm 1995, Ngày Quốc tế Khoan dung (16/11) có vai trò thúc đẩy ý thức tôn trọng những điều khác biệt, nâng cao tinh thần đoàn kết và tôn trọng lẫn nhau, hướng tới một xã hội hòa bình và bao dung.

Trung Quốc thử nghiệm gạch trong không gian để xây dựng căn cứ trên Mặt Trăng

Trung Quốc thử nghiệm gạch trong không gian để xây dựng căn cứ trên Mặt Trăng

Tin nổi bật44 phút trước

(Sóng trẻ) - Được tạo ra từ ​​các thành phần mô phỏng đất Mặt Trăng, những viên gạch này sẽ được đưa vào không gian và chống chọi với những điều kiện khắc nghiệt trên Mặt Trăng.

Trao tặng 10.000 bộ trang phục giữ nhiệt cho trẻ em và người dân khó khăn tại miền núi phía Bắc

Trao tặng 10.000 bộ trang phục giữ nhiệt cho trẻ em và người dân khó khăn tại miền núi phía Bắc

Tin nổi bật11 giờ trước

(Sóng trẻ) - UNIQLO Việt Nam vừa phối hợp với Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trao tặng 10.000 bộ trang phục giữ nhiệt cho trẻ em và người dân có hoàn cảnh khó khăn tại Sơn La, Yên Bái và các tỉnh miền núi phía Bắc.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN