Nại ngữ - "chìa khóa vàng" để phát triển báo chí trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3, tại Hội Báo toàn quốc 2019 đã diễn ra diễn đàn “Nhà báo trẻ và đào tạo, bồi dưỡng nhà báo trẻ” kết hợp giao lưu nhà báo trẻ với các thế hệ nhà báo do Liên chi hội cơ quan trung ương Hội nhà báo Việt Nam tổ chức. Một trong những nội dung quan trọng được diễn đàn nhấn mạnh là vấn đề nại ngữ đối với sự phát triển của thế hệ báo chí trẻ hiện nay. 


3d02ffd81_anh2.jpg

Diễn đàn về đào tạo nhà báo trẻ thu hút sự quan tâm lớn công chúng

Tham dự có diễn đàn có Đồng chí Hồ Quang Lợi - Phó Chủ tịch Thường rực Hội Nhà báo Việt Nam; đồng chí Mai Đức Lộc - Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; đồng chí Trần bá Dũng - Ủy viên ban hường vụ, Trưởng ban Nghiệp vụ, Nguyên Chủ tịch Liên chi hội cơ quan trung ương Hội nhà báo Việt Nam. Cùng với đó là các đồng chí ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam, đại biểu các hội nhà báo các tỉnh thành phố, liên chi hội chi hội trực thuộc trung ương hội, lãnh đạo các đơn vị cơ quan trung ương Hội Nhà báo Việt Nam, các cơ quan báo chí, các cơ sở đào tạo, các nhà báo lão thành, các nhà báo trẻ và các các sinh viên báo chí.

Phát biểu tại buổi lễ, Nhà báo Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam nói: “Báo chí Việt Nam đang phát triển rất mạnh mẽ. Chúng ta đang đứng trước những cơ hội rất lớn nhưng đồng thời cũng đặt ra thách thức gay gắt, đòi hỏi sự kết nối giữa các thế hệ người làm báo, phải có những năng lực mới năng lực sáng tạo, năng lực vượt qua khó khăn. Đất nước xã hội đang chờ đợi chúng ta. Tương lai của báo chí Việt Nam, chính là các bạn trẻ, các sinh viên báo chí và các thầy cô giáo, các thế hệ người làm báo đi trước và trước nữa”.

Nội dung buổi lễ xoay quanh các vấn đề nhà báo trẻ trong tương lai, cần trang bị cho mình những kĩ năng cần thiết khi bước vào nghề. Không chỉ đơn giản là kiến thức được truyền thụ, tiếp thu từ phía các nhà trường, cơ sở đào tạo. Ngay từ buổi đầu những các bạn sinh viên cần phải có quá trình đi thực tế, xác định cho mình hướng đi, tìm hiểu, học cách kiểm chứng thông tin ngay từ những bài báo đầu tiên. 

4889a8a3e_anh_3.jpg

PGS.TS Đinh Thị Thu Hằng đại diện Khoa Phát thanh - Truyền hình trả lời các câu hỏi

PGS. TS Đinh Thị Thu Hằng, Phó Trưởng khoa Phát thanh - Truyền hình của Học viện Báo chí và Tuyên truyền chia sẻ : “Các nhà báo trẻ cần có tư duy sắc bén để tạo nên một nền báo chí có nguồn tin cậy và trách nhiệm. Nài kiến thức có được từ việc học tập và thực tế, cần phải có cho mình kĩ năng về nại ngữ. Bản thân phải cần nghiêm túc với công việc, khiêm tốn với những gì mình đã đạt được”.

Nại ngữ luôn được xem là công cụ quan trọng đối với sự phát triển chung của xã hội và nền báo chí. Đối với báo chí Việt Nam nói chung và những nhà báo trẻ nói riêng, sự hiểu biết về nại ngữ là lợi thế lớn để có thể tiếp cận thông tin từ nhiều quốc gia khác nhau. Đây là điều không còn mới nhưng cho đến nay, việc đưa nại ngữ  vào trong quá trình tác nghiệp của các nhà báo vẫn còn nhiều hạn chế.

Tại diễn đàn, PGS.TS Nguyễn Văn Dững – người có nhiều kinh nghiệm trong làm báo và giảng dạy tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, đã nêu ra 3 điều mà thế hệ các nhà báo trẻ hiện nay cần có: thứ nhất là năng lực tư duy và năng lực phản biện, thứ hai là khả năng nại ngữ, thứ ba là sự thông thạo, am hiểu về kĩ thuật và những tiến bộ của công nghệ áp dụng vào báo chí hiện nay. Trong đó, vấn đề về nại ngữ được giáo sư đặc biệt nhấn mạnh, xem đây là 1 trong những kỹ năng quan trọng trong làm báo.

“Thế hệ các nhà báo trẻ hiện nay giỏi hơn về nại ngữ so với thế hệ các nhà báo trước đây. Nại ngữ là cánh cửa mở vào tư duy mới, nền tri thức mới. Nếu các bạn trẻ tậm tịt về nại ngữ thì không thể phát triển được. Trước đây nhà báo cần ít nhất 1 nại ngữ thì hiện nay phải cần có 2, 3 nại ngữ, không có nó thì không thể giao lưu quốc tế được. Như việc khi gặp phóng viên nước nài, chỉ có một vài nhà báo có thể nói chuyện với họ, còn lại đều lùi lại phía sau. Đây là tình hình chung của chúng ta. Do vậy các bạn phải hơn chúng tôi về Tiếng Anh, phải hơn về Tiếng Nga, tiếng Ả Rập…”.


3d02ffd81_anh_1.jpg

PGS.TS Nguyễn Văn Dững nêu ra những hạn chế về nại ngữ của các nhà báo trẻ hiện nay

Bước vào thời đại công nghệ 4.0, báo chí càng có nhiều cơ hội để phát triển nhưng đi cùng với đó là những thách thức khó khăn, nặng đề đặt ra cho thế hệ nhà báo trẻ. Theo Tiến sĩ – Nhà báo quốc tế Lê Hoàng Anh Tuấn, nại ngữ là bước quan trọng đầu tiên mà các nhà báo trẻ cần phải có thể phát triển công việc của mình. 

“Cách mạng công nghiệp 4.0 và thách thức lớn nhất đối với các nhà báo trẻ là nại ngữ. Các bạn muốn tiếp cận công nghệ, tiếp cận thông tin của thế giới đang chuyển động từng ngày từng giờ thì cần phải có nại ngữ. Để làm được việc đó thì cần phải kiên trì. Học nại ngữ cũng như việc bắt đầu trồng cây, mỗi ngày thức dậy dành cho nó một tí nước. Tất cả các nhà báo trẻ cần có một phương pháp học nại ngữ thích hợp và đó là cái cốt lõi. Điều trước tiên cần có đó là một nguồn năng lượng mới, nguồn năng lượng tích cực và điều quan trọng nữa là nại ngữ”.

Cùng vấn đề này, PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng, Viện trưởng Viện Báo chí – Học viện Báo chí và Tuyên truyền, nêu ý kiến: “Điều kiện tối thiểu đó là các bạn chưa cần nhiều nại ngữ nhưng ít nhất Tiếng Anh phải giỏi, học đến đâu vững đến đó. Nại ngữ là công cụ cực kỳ quan trọng và cần học một cách nghiêm túc, bài bản nhưng không quá cầu toàn”.  

Hiện nay, khoa học công nghệ ngày càng phát triển hơn, yêu cầu của xã hội đặt ra đối với báo chí nói chung và các nhà báo trẻ càng cao hơn. Vì vậy, nhà báo trẻ cần học hỏi kiến thức và kinh nghiệm một cách nghiêm túc, đặc biệt cần phát triển khả năng nại ngữ để tiến tới chiếm lĩnh tri thức trong thời đại mới.

Nhóm PV Sóng trẻ

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN