Nét văn hóa đất Hà Thành
(Sóng trẻ) - “Tôi hát bài ca ngợi ca Hà Nội. Ôi! Thủ Đô xao xuyến trong trái tim tôi. Hàng cây xanh bao mùa lá đỏ, con sông Hồng chảy dài nhung nhớ. Mùa thu đi qua từng phố nhỏ. Ôi! Hồ Gươm như một bài thơ.”
Đó là những lời hát thân thương mà nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn viết dành tặng Hà Nội trong nhạc phẩm nổi tiếng “Hà Nội một trái tim hồng.”
Hà Nội không chỉ là trung tâm chính trị, văn hóa hàng đầu cả nước mà còn là nơi có bề dày lịch sử, truyền thống lâu đời. Trải qua hơn một nghìn năm lịch sử, mảnh đất Thăng Long ấy vẫn giữ được vị thế của mình, là Thủ Đô, là trái tim của cả nước.
Nhắc đến Hà Nội, ta làm sao quên được những ca khúc bất hủ đi cùng năm tháng, khiến cho mỗi người con Hà Nội mỗi lần thưởng thức đều nghẹn ngào, xúc động. Đó là nhạc phẩm nổi tiếng “Người Hà Nội” của nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi, “Hà Nội đêm trở gió” của nhạc sĩ Trọng Đài, những giai điệu ngọt ngào, tha thiết trong ca khúc “Hà Nội mùa thu” của nhạc sĩ Vũ Thanh Trinh, những lời hát đầy cảm xúc trong “Có phải em mùa thu Hà Nội” của Nguyễn Đức Toàn...
Những ca khúc ấy không chỉ là tình yêu của các nhạc sĩ dành tặng Hà Nội, mà còn là món ăn tinh thần, là nét văn hóa âm nhạc của người Hà Nội. Để rồi, mỗi người con Hà Nội khi thưởng thức những giai điệu ấy đều bồi hồi, xúc động.
Nhắc đến Hà Nội là nhắc đến những món ăn đặc sản mang đậm hương vị Hà Thành: bún thang, bún chả Hàng Mành, bánh cuốn Thanh Trì, cốm Làng Vòng, bánh tôm Hồ Tây...Ta làm sao có thể quên được hương vị ngọt ngào của món “Phở” từ lâu đã trở thành món ăn đặc sắc mang dư vị Hà Nội. Mỗi món ăn, một màu sắc đóng góp cho bức tranh ẩm thực Hà Thành thêm phong phú, đa dạng, tạo nên nét đẹp truyền thống của người Hà Nội.
Hà Nội còn là nơi hội tụ những tinh hoa, những làng nghề truyền thống lâu đời. Đó là làng Gốm Bát Tràng với những bình hoa gốm sứ được chạm khắc tinh tế và đẹp mắt. Đó là làng Lụa Hà Đông với những mảnh lụa mềm mại, thướt tha, là làng tranh Đông Hồ với những bức tranh truyền thống đặc sắc đã đi vào bao trang thơ, trang văn của các nhà thơ, nhà văn nổi tiếng.
Mỗi làng nghề truyền thống tạo ra những sản phẩm đặc sắc, tinh xảo mang thương hiệu của làng nghề ấy. Chúng góp phần tạo nên một nét văn hoa truyền thống lâu đời, rất riêng, rất Hà Nội.
“Tôi hát bài ca ngợi ca Hà Nội. Ôi! Thủ Đô xao xuyến trong trái tim tôi."
Đó là những lời hát thân thương mà nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn viết dành tặng Hà Nội trong nhạc phẩm nổi tiếng “Hà Nội một trái tim hồng.”
Hồ Gươm – Vẻ đẹp của Hà Nội
Hà Nội trong tôi và các bạn, Hà Nội trong chúng ta, cho những ai yêu mến và gắn bó mảnh đất kinh kỳ này thật đẹp, khiến cho chúng ta mỗi lần nhắc đến đều cảm thấy bồi hồi, xao xuyến, nhớ mong.Hà Nội không chỉ là trung tâm chính trị, văn hóa hàng đầu cả nước mà còn là nơi có bề dày lịch sử, truyền thống lâu đời. Trải qua hơn một nghìn năm lịch sử, mảnh đất Thăng Long ấy vẫn giữ được vị thế của mình, là Thủ Đô, là trái tim của cả nước.
Hà Nội mùa thu
Nhắc đến Hà Nội, ta làm sao quên được những ca khúc bất hủ đi cùng năm tháng, khiến cho mỗi người con Hà Nội mỗi lần thưởng thức đều nghẹn ngào, xúc động. Đó là nhạc phẩm nổi tiếng “Người Hà Nội” của nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi, “Hà Nội đêm trở gió” của nhạc sĩ Trọng Đài, những giai điệu ngọt ngào, tha thiết trong ca khúc “Hà Nội mùa thu” của nhạc sĩ Vũ Thanh Trinh, những lời hát đầy cảm xúc trong “Có phải em mùa thu Hà Nội” của Nguyễn Đức Toàn...
Những ca khúc ấy không chỉ là tình yêu của các nhạc sĩ dành tặng Hà Nội, mà còn là món ăn tinh thần, là nét văn hóa âm nhạc của người Hà Nội. Để rồi, mỗi người con Hà Nội khi thưởng thức những giai điệu ấy đều bồi hồi, xúc động.
Nhắc đến Hà Nội là nhắc đến những món ăn đặc sản mang đậm hương vị Hà Thành: bún thang, bún chả Hàng Mành, bánh cuốn Thanh Trì, cốm Làng Vòng, bánh tôm Hồ Tây...Ta làm sao có thể quên được hương vị ngọt ngào của món “Phở” từ lâu đã trở thành món ăn đặc sắc mang dư vị Hà Nội. Mỗi món ăn, một màu sắc đóng góp cho bức tranh ẩm thực Hà Thành thêm phong phú, đa dạng, tạo nên nét đẹp truyền thống của người Hà Nội.
Phở bò – món ăn đặc sắc của Hà Nội
Hà Nội còn là nơi hội tụ những tinh hoa, những làng nghề truyền thống lâu đời. Đó là làng Gốm Bát Tràng với những bình hoa gốm sứ được chạm khắc tinh tế và đẹp mắt. Đó là làng Lụa Hà Đông với những mảnh lụa mềm mại, thướt tha, là làng tranh Đông Hồ với những bức tranh truyền thống đặc sắc đã đi vào bao trang thơ, trang văn của các nhà thơ, nhà văn nổi tiếng.
Mỗi làng nghề truyền thống tạo ra những sản phẩm đặc sắc, tinh xảo mang thương hiệu của làng nghề ấy. Chúng góp phần tạo nên một nét văn hoa truyền thống lâu đời, rất riêng, rất Hà Nội.
Làng gốm Bát Tràng
Cốm làng Vòng
Cùng với cả nước, Hà Nội đã trải qua rất nhiều biến cố lịch sử, một thời oằn mình chống chịu nỗi đau chiến tranh. Sáu mươi năm đã đi qua kể từ ngày Giải phóng Thủ Đô 10/10/1954, giờ đây, Hà Nội đang khoác trên mình màu áo mới, màu áo của một Thủ đô hòa bình, văn minh, hiện đại. Mỗi chúng ta cần có trách nhiệm bảo tồn, lưu giữ những nét văn hóa truyền thống lâu đời, để một Hà Nội, mãi là mảnh đất của nghìn năm văn hiến.“Tôi hát bài ca ngợi ca Hà Nội. Ôi! Thủ Đô xao xuyến trong trái tim tôi."
Đào Vũ Phương Linh
Báo đa phương tiện K34 - A2
Nguồn ảnh: Internet
Báo đa phương tiện K34 - A2
Nguồn ảnh: Internet
Cùng chuyên mục
Bình luận