Ngày hội Tiếp nối tri thức
(Sóng Trẻ) - Sáng 15 tháng 9, Ngày hội trao đổi sách với thông điệp “Tiếp nối tri thức” đã diễn ra tại tiền sảnh Hội trường C của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, thu hút hơn 1000 sinh viên tham gia.
Ngày hội trao đổi sách lần 2 trở lại ngay khi các tân sinh viên báo chí mới vào trường. Chính vì vậy, chương trình đã tạo cơ hội chia sẻ sách giữa sinh viên các khóa với nhau, giúp các bạn sinh viên giảm bớt phần nào chi phí để mua sách, photo sách, giáo trình. Đồng thời cũng là nơi các anh chị khóa trước chia sẻ những kinh nghiệm cho các em sinh viên mới vào trường.
Được truyền thông rộng rãi lại được sự hưởng ứng nhiệt tình từ các bạn sinh viên nên chương trình trở thành ngày hội lớn và có ý nghĩa. Tổng số đầu sách và giáo trình được trao đổi lên tới hơn 5000.
Trao tặng tri thức
Bạn Nguyễn Thị Nga (Tân SV Học viện Báo chí và Tuyên truyền) chia sẻ: “Mới bước chân vào đại học nên em cảm thấy rất bỡ ngỡ trước chương trình học của nhà trường. Đến với ngày hội trao nài việc có được giáo trình cho các môn học năm tới em còn được các anh chị khóa trên chỉ bảo tận tình kinh nghiệm chọn sách và học tập từng môn”.
Chọn lựa những quyển sách ý nghĩa
Đối với những sinh viên năm cuối thì ngày hội trao đổi sách là nơi tiếp nối tri thức cho các tân sinh viên. Những cuốn sách, giáo trình các bạn tặng lại là những món quà tri thức vô giá cho các sinh viên khóa dưới. Bạn Trịnh Thị Thủy (Chính trị học K29) đã đem tặng cho chương trình 73 đầu sách và trở thành “Đại gia sách”.
Thủy chia sẻ: “Sắp ra trường rồi nên mình muốn làm một việc gì ý nghĩa dù nhỏ. Mình chỉ nghĩ đơn giản những cuốn này mình không cần nữa nhưng các em sinh viên đang rất cần thì tại sao lại không chia sẻ cho các em. Sách nhiều là đáng quý nhưng dùng nó vào đúng mục đích mới đáng quý hơn nhiều”.
Thực vậy, mỗi năm sinh viên phải chi phí mất hơn triệu tiền sách và giáo trình. Đó thực sự là con số không nhỏ đối với những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Trong khi những môn đã học qua thì sách cũng chỉ để trong tủ. Vậy tại sao không giúp cho những người thực sự cần đến chúng”.
Ngày hội trao đổi sách còn trở nên phong phú hơn khi có sự góp mặt của nhà sách Đông Tây. Tại đây nhà sách đã bán những quyển sách ít hơn so với giá bìa 20 -40%. Đặc biệt, có hàng trăm đầu sách bán đồng loạt với giá 10.000 đồng.
Không những thế chương trình còn có sự tham gia của gian hàng mang tên “Thiệp nhân ái”. Nơi bán những tấm thiệp do chính các em nhỏ bị chất độc màu da cam ở làng trẻ Hữu Nghị làm. Tham gia mua thiệp, một phần các bạn sinh viên đã chia sẻ nỗi đau và đồng cảm đối với hoàn cảnh của các em có hoàn cảnh đặc biệt cần được giúp đỡ.
Ngày hội trao đổi sách lần 2 trở lại ngay khi các tân sinh viên báo chí mới vào trường. Chính vì vậy, chương trình đã tạo cơ hội chia sẻ sách giữa sinh viên các khóa với nhau, giúp các bạn sinh viên giảm bớt phần nào chi phí để mua sách, photo sách, giáo trình. Đồng thời cũng là nơi các anh chị khóa trước chia sẻ những kinh nghiệm cho các em sinh viên mới vào trường.
Được truyền thông rộng rãi lại được sự hưởng ứng nhiệt tình từ các bạn sinh viên nên chương trình trở thành ngày hội lớn và có ý nghĩa. Tổng số đầu sách và giáo trình được trao đổi lên tới hơn 5000.
Trao tặng tri thức
Bạn Nguyễn Thị Nga (Tân SV Học viện Báo chí và Tuyên truyền) chia sẻ: “Mới bước chân vào đại học nên em cảm thấy rất bỡ ngỡ trước chương trình học của nhà trường. Đến với ngày hội trao nài việc có được giáo trình cho các môn học năm tới em còn được các anh chị khóa trên chỉ bảo tận tình kinh nghiệm chọn sách và học tập từng môn”.
Chọn lựa những quyển sách ý nghĩa
Đối với những sinh viên năm cuối thì ngày hội trao đổi sách là nơi tiếp nối tri thức cho các tân sinh viên. Những cuốn sách, giáo trình các bạn tặng lại là những món quà tri thức vô giá cho các sinh viên khóa dưới. Bạn Trịnh Thị Thủy (Chính trị học K29) đã đem tặng cho chương trình 73 đầu sách và trở thành “Đại gia sách”.
Thủy chia sẻ: “Sắp ra trường rồi nên mình muốn làm một việc gì ý nghĩa dù nhỏ. Mình chỉ nghĩ đơn giản những cuốn này mình không cần nữa nhưng các em sinh viên đang rất cần thì tại sao lại không chia sẻ cho các em. Sách nhiều là đáng quý nhưng dùng nó vào đúng mục đích mới đáng quý hơn nhiều”.
Thực vậy, mỗi năm sinh viên phải chi phí mất hơn triệu tiền sách và giáo trình. Đó thực sự là con số không nhỏ đối với những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Trong khi những môn đã học qua thì sách cũng chỉ để trong tủ. Vậy tại sao không giúp cho những người thực sự cần đến chúng”.
Ngày hội trao đổi sách còn trở nên phong phú hơn khi có sự góp mặt của nhà sách Đông Tây. Tại đây nhà sách đã bán những quyển sách ít hơn so với giá bìa 20 -40%. Đặc biệt, có hàng trăm đầu sách bán đồng loạt với giá 10.000 đồng.
Không những thế chương trình còn có sự tham gia của gian hàng mang tên “Thiệp nhân ái”. Nơi bán những tấm thiệp do chính các em nhỏ bị chất độc màu da cam ở làng trẻ Hữu Nghị làm. Tham gia mua thiệp, một phần các bạn sinh viên đã chia sẻ nỗi đau và đồng cảm đối với hoàn cảnh của các em có hoàn cảnh đặc biệt cần được giúp đỡ.
Anh Ngọc
Báo mạng điện tử K30
Khoa Phát thanh Truyền hình
Báo mạng điện tử K30
Khoa Phát thanh Truyền hình
Cùng chuyên mục
Bình luận