Khai bút đầu xuân: Nét văn hóa “hồn cốt” đang dần phai nhạt

(Sóng trẻ) - Từ xa xưa trong văn hóa Tết của người Việt đã có lệ khai bút đầu xuân. Khai bút là khai chữ, khai tâm, khai trí,…cầu cho con đường học vấn, công danh vẹn toàn, suôn sẻ. Đến thế hệ ngày nay,đâu đó khai bút vẫn còn hiện hữu trong một vài gia đình Việt nhưng tục lệ tốt đẹp ấy đã phần nào phôi phai đi những nét truyền thống, giá trị bản sắc của nó trong lòng người Việt trẻ.


956420f7c_anh_1.gif
Lê Anh Vân, nguồn ANTĐ

Khai bút đầu xuân và những nét biến tấu

Tục khai bút xưa thường chỉ có giới học giả trong xã hội mới thực hiện. Cho đến những thế hệ sau này thì tục khai bút đã dần trở nên phổ biến và hòa nhập hơn,  khai bút không còn chỉ dành riêng cho những ông đồ, thầy đồ, thi sĩ nữa mà ngay cả những cô cậu học sinh, sinh viên cũng có thể thực hiện phong tục cổ truyền này. 

Xa xưa, khai bút thường bắt đầu ngay khi giao thừa vừa điểm, khi đất trời đang hòa làm một, áo quần tươm tất, bên án thư người ta mới cẩn trọng viết lên những nét chữ đầu tiên trong một năm mới. Giờ khai bút cũng là một điều hệ trọng, linh thiêng, phải chọn giờ hoàng đạo, ngày tốt và quan trọng hơn cả là tâm thái phải an nhiên, minh mẫn mới có thể khai bút. Tuy nhiên, ngày nay, tục khai bút đã trở nên đơn giản hơn rất nhiều,không nhất thiết là phải khai bút đúng ngày đầu tiên, cũng không cần quá nề hà ngày tốt xấu nữa. Chỉ cẩn chọn một ngày đầu xuân năm mới, vào khoảnh khắc trong lòng cảm thấy hào hứng, trí tuệ minh mẫn, tràn trề là người ta có thể khai bút đầu xuân.

Nét chữ khai bút cũng có nhiều đổi khác, nếu như trước kia, người ta chọn một chữ thật trân quý trong đời hoặc một câu thơ đầy tâm đắc để khai bút thì ngày nay, khai bút được biến tấu với đủ các nội dung. Có thể là ghi lại những thành quả bạn đã có được trong năm qua, hay một câu danh ngôn, tục ngữ, cũng có thể là một bản chép về thành tích trong năm qua, hoặc chỉ đơn giản là những tâm nguyện của mình trong năm mới, những mục tiêu để phấn đấu chẳng hạn. 

Trao đổi với chúng tôi bạn Lê Hà (sinh viên năm 3 học việc Báo chí và tuyên truyền)  chia sẻ:


Sự mai một của tục khai bút đầu xuân

Sự biến tấu của tục khai bút không chỉ dừng lại ở sự phổ rộng, đơn giản hóa, mà nó còn đang dần mai một đi những nét truyền thống, những giá trị bản sắc vốn có. 

Theo nhịp sống của hiện đại, nhiều người trẻ đã lãng quên khai bút trong ngày đầu xuân năm mới mà thay vào đó là những thú vui khác hợp thời hơn, trẻ trung hơn như du lịch, tiệc tùng. Khi được hỏi về khai bút đầu xuân trong năm mới bạn Phạm Thúy Nga chia sẻ:

 
Không giống như Nga, bạn Loan Trần lại có câu trả lời khác:


Có một thực tế rằng khi được hỏi đa số mọi người đều biết đến khai bút đầu xuân như là một tục lệ trong ngày Tết, nhưng không còn nhiều người thực hiện nó nữa hoặc có thì chỉ là chỉ thực hiện một cách qua loa, đại khái cho xong. 

Cứ như thế, qua lớp phủ của thời gian, âm thầm và không nhắc nhở, khai bút đầu xuân đã dần mát đi những nét chăm chút, trân quý bao đời. Chúng tôi có mặt tại Hồ Gươm trước cửa dẫn sang đền Ngọc Sơn vào ngày 18 tháng chạp giáp Tết, bắt gặp hình ảnh ông Đồ ngồi lặng lẽ bên nghiên mực tàu đã lâu chẳng mài, tâm sự với chúng tôi, ông nói: “Cứ mỗi dịp Tết đến, vào ngày thứ bảy và chủ nhật hàng tuần tôi đều bày giấy mực ra tại nơi này để bán chữ cho người “xin” tuy nhiên bây giờ chẳng mấy ai còn thích thú với cái chữ ngày khai xuân cả. Lạ một điều hơn, người Việt thì thờ ơ còn với khách Tây, nhiều người lại vô cùng thích thú.” 

0bd80e1f2_ramdiskcrop_163900294_ai36x.jpg
Ông Đồ lặng lẽ ngồi, con phố tấp nập nhưng những chiếc ghê đặt sẵn trước hàng thì chẳng mấy khi có khách

Rồi cứ thế, qua dòng chảy không ngừng nghỉ của thời gian, khai bút đầu năm hay cả tục xin chữ cũng dần phai nhòa trong ngày Tết Việt. Một nét đẹp mang đậm truyền thống hiếu học cũng vô tĩnh vì thế mà rơi vào quên lãng để nhường chỗ cho những thú vui xô bồ, náo nhiệt của ngày Tết. Vẫn biết rằng, lựa chọn là ở mỗi người ấy vậy mà cứ mỗi lần đọc lại câu thơ năm nào của Vũ Đình Liên, lại không khỏi xót xa, luyến tiếc trước những phong tục truyền thống đang dần nhạt phai.

“ Mỗi năm hoa đào nở 
Lại thấy ông đồ già 
     Bày mực Tàu, giấy đỏ 
         Bên phố đông người qua 
....
            Nhưng mỗi năm mỗi vắng 
           Người thuê viết nay đâu? 
            Giấy đỏ buồn không thắm 
                Mực đọng trong nghiên sầu...”

Mai Nguyễn
Đa phương tiện K34A1

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN