Nghệ thuật trọn vẹn - thưởng thức đi đôi với ý thức

(Sóng trẻ) - Ralph Waldo Emerson đã từng nói rằng: “Yêu cái đẹp là thưởng thức. Tạo ra cái đẹp là nghệ thuật”. Liệu chúng ta có đang “yêu nghệ thuật” đúng cách hay không? 

Thời gian gần đây, mọi người đã khá quen thuộc với những dự án triển lãm trong nước được thực hiện bởi các ekip nghệ sĩ trẻ. Những không gian nghệ thuật độc đáo ấy đã nhận được sự quan tâm của rất nhiều người, trong đó phần lớn là các bạn trẻ. 

img_1478.JPG
Triển lãm “Bưu thiếp từ đại dịch” - Ảnh: Work Room Four

Mỗi một triển lãm đều có mục đích riêng và những cách thể hiện không giống nhau. Chính sự đặc biệt ấy đã gợi ra niềm thích thú và tò mò cho mọi người, từ đó mà những sự kiện nghệ thuật ngày càng được yêu mến và đón nhận rộng rãi hơn. Không chỉ những người có chuyên môn mới có thể thưởng thức nghệ thuật mà tất cả mọi người đều có thể tiếp cận và thấu hiểu nghệ thuật.

Bạn Thanh Thùy, hiện đang là sinh viên năm thứ hai Khoa Quan hệ Quốc tế, Học viện Báo chí và Tuyên truyền chia sẻ: “Mục đích của em khi tới những triển lãm đó chính là xem tranh cũng như là để giải trí, để được chữa lành sau những ngày tháng học hành mệt mỏi, rời xa màn hình máy tính để được thư giãn nhiều hơn”. Đến với mỗi triển lãm, người xem sẽ được hòa mình vào không gian nghệ thuật độc đáo cùng những cảm xúc mà triển lãm ấy đem lại. Bên cạnh đó, các ekip tổ chức triển lãm cũng mong muốn thông qua sự kiện của mình, gửi gắm những câu chuyện, giá trị tinh túy và nhân văn tới mọi người. 

img_1482.JPG
Triển lãm “Bưu thiếp từ đại dịch” - Ảnh: Work Room Four

 

Hơn nữa, khi đến với các triển lãm, người xem có thể tự do chụp ảnh check-in với những tác phẩm tại đó. Do những sự kiện trưng bày này chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định, chính vì vậy những bức ảnh sẽ là thứ lưu lại kỉ niệm cho người xem về triển lãm đó.

img_6223.JPG
Bạn Thanh Thùy tại Triển lãm “Điệp” - Ảnh: Thanh Thùy

 

Thế nhưng, thông qua những sự kiện ấy, chúng ta có thể nhận thấy một thực tế đáng buồn. Một số bạn trẻ vẫn chưa có cái nhìn và cách hành xử đúng đắn đối với một triển lãm nghệ thuật. Theo như bạn Vũ Hồng Hảo - trợ lý giám tuyển phòng tranh Work Room Four, một trong những thành viên của ban tổ chức triển lãm “Bưu thiếp từ đại dịch” chia sẻ, rất nhiều bạn chưa có ý thức giữ gìn tác phẩm, các bạn vẫn cầm các tấm bưu thiếp xuống để chụp ảnh, xáo trộn vị trí của bưu thiếp mặc dù mỗi chiếc bưu thiếp đều có tiêu đề và bản dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Điều này đã gây ra trở ngại lớn cho ban tổ chức trong việc phải tìm và sắp xếp lại các tấm bưu thiếp. Vài bạn còn có hành động phá hoại tác phẩm. Một số bưu thiếp tại triển lãm được tạo ra bằng những kĩ thuật đặc biệt, vì vậy khi chúng bị cầm lên đặt xuống quá nhiều sẽ khiến cho các tác phẩm bị rách, các phụ kiện nhỏ bị rơi và thất lạc. Ban tổ chức lại một lần nữa gặp khó khăn trong việc tìm kiếm và sửa chữa các tác phẩm. Ngoài ra, một số đông những bạn trẻ tìm đến triển lãm chỉ để check-in và khi ra về, các bạn ấy không có một chút suy nghĩ nào về ý nghĩa cũng như thông điệp mà triển lãm muốn truyền tải.

Theo bạn Thanh Thùy chia sẻ: “Cái cốt của những triển lãm cũng như bảo tàng ấy chính là giá trị nghệ thuật. Thế nhưng hiện nay, có hiện tượng một số bạn trẻ chỉ đến bảo tàng để check-in sống ảo mà không hề quan tâm đến giá trị của các tác phẩm và thậm chí có những người đến chụp ảnh và gây ảnh hưởng tới những người thật sự quan tâm tới những giá trị nghệ thuật. Em cảm thấy đây là một thực trạng vô cùng đáng buồn và em thấy rằng đó là hành động không hề tôn trọng tác giả cũng như tác phẩm của triển lãm ấy và em cảm thấy những hành động đó là khá ích kỷ”.

img_1349.JPG
Triển lãm “Không gian ký ức” - Ảnh: Thanh Thùy

 

Nghệ thuật thị giác có thể được tiếp cận từ những điều đơn giản nhất, không cần phải tới những triển lãm cao siêu, phức tạp, mỗi người đều có thể tự tạo ra và cảm nhận nghệ thuật của riêng mình. Hơn hết, những người trẻ cần phải có nhận thức và hành vi ứng xử đúng đắn đối với các triển lãm nghệ thuật cũng như những tác phẩm tại phòng trưng bày bởi điều đó thể hiện sự biết ơn của bạn đối với người tạo ra những tác phẩm ấy. 

Arnold Schoenberg có một câu rất hay về nghệ thuật: “Nếu nó là nghệ thuật, nó không dành cho tất cả, và nếu nó dành cho tất cả, nó không phải là nghệ thuật.” Vì vậy, hãy đối xử với nghệ thuật một cách đúng đắn để những giá trị lay động lòng người ấy có thể chạm được tới trái tim của bạn theo cách trọn vẹn nhất.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN