Nhốn nháo dịch vụ viết thuê luận văn

(Sóng trẻ) - 77,3 triệu là kết quả trong 0,31 giây khi tìm kiếm trên Google từ khóa “viết luận thuê”. Cũng với từ khoá này, nếu tìm kiếm trên Facebook, hàng loạt hội nhóm, tài khoản sẽ xuất hiện công khai với những bài viết mời chào. 

Sôi động thị trường “ảo”

Dịch vụ viết thuê luận văn đang diễn ra phổ biến trên mạng xã hội với hàng loạt lời quảng cáo hấp dẫn nhằm thu hút sinh viên, học viên. Liệu dịch vụ này có thực sự là "chiếc phao cứu cánh" hay chỉ là "cạm bẫy" tiềm ẩn nhiều rủi ro?

anh-1_.png
Có cung ắt có cầu. (Ảnh: Chụp màn hình)

Trong vai người cần thuê viết luận, PV gọi vào số máy của một “hệ thống” viết thuê được quảng cáo trên hội nhóm Facebook. Người nghe điện thoại nhanh chóng báo giá cho mọi loại dịch vụ và cam kết sẽ trả bài đúng hẹn với số điểm đủ đạt.

“Một bài luận văn thì bên mình nhận tầm 10 - 12 triệu. Mình đảm bảo sẽ được 7 điểm bởi hầu hết sinh viên đều được điểm như vậy. Còn nếu mà dưới 7 thì mình sẽ hoàn 30% tiền phí, dưới 5 điểm sẽ hoàn hết”, người viết thuê nói.

Bên “bán chất xám” cũng khẳng định rằng người mua sử dụng dịch vụ này không cần phải làm gì hết. Với số tiền 15 - 20 triệu họ sẽ được cung cấp thêm bản thuyết trình và được sửa đến khi nào đạt. 

anh-2_.jpg
Những người viết thuê cam kết chất lượng cho mỗi bài luận. (Ảnh: Đinh Hồng)

“Đối với luận văn, mình sẽ gửi đề cương cho bạn và bạn sẽ chuyển trước cho mình 2 triệu, về sau thì sẽ thanh toán theo từng chương. Mình sẽ giữ lại tiền cọc khoảng 20-30% để sau khi hoàn thiện xong luận văn thì bạn sẽ chuyển nốt”, mức tiền cọc được bên bán đề nghị rõ ràng.

Tiền mất tật mang

Việc viết thuê và thuê người viết luận văn chủ yếu được hai bên trao đổi bằng miệng và không có bất cứ hợp đồng nào. Những người viết luận thuê thường khẳng định sự uy tín của mình bằng những mẩu tin nhắn feedback (phản hồi) từ khách hàng, nhưng điều này rất dễ để dàn dựng.

anh-3_.jpg
Những bài “bóc phốt” liên tục được đăng tải trên các nhóm thuê viết luận. (Ảnh: Chụp màn hình)

 

Nhiều năm giảng dạy và chấm chữa các bài luận văn, khóa luận, Thầy Đặng Văn Phong - Giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia chia sẻ về một trường hợp sinh viên bị lừa khi mua luận văn trên mạng: “Tháng trước có bạn nộp cho tôi một luận văn thạc sĩ, mà đó là sản phẩm của một người khác. Sau khi tôi hỏi, bạn ấy có thừa nhận là đã thuê người viết và nhận lại sản phẩm hơn 100 trang chỉ trong khoảng 2-3 ngày.

Dù thắc mắc lý do người viết thuê làm nhanh nhưng nữ sinh này không tìm ra nguyên nhân. Đến khi tôi kiểm tra đạo văn thì mới biết độ trùng lặp lên đến 97%, tức là một sản phẩm được chắp vá từ nhiều nguồn khác nhau trên internet”.

Cam kết sửa đến khi nào bài đạt nhưng trên thực tế, thứ người thuê viết nhận lại là những bài luận văn, luận án kém chất lượng. Nhiều người chấp nhận mất tiền oan vì thái độ hời hợt của bên viết thuê, dù họ có sửa bài nhưng sửa đến vài chục lần vẫn qua loa và không đúng yêu cầu.

anh-4_.png
Sinh viên hối hận vì vừa bị mất tiền cọc, vừa nhận điểm thấp. (Ảnh: Đinh Hồng)

Bạn P.T.T - sinh viên Trường Đại học Xây dựng Hà Nội là một trong những nạn nhân của dịch vụ viết luận thiếu uy tín. Sau khi chi trả một khoản tiền không nhỏ, kết quả T. nhận được là một bài viết lộn xộn, chắp vá từ nhiều nguồn. Cảm thấy không hài lòng, T. đã yêu cầu sửa lại bài nhưng bên viết thuê chỉ thực hiện một vài chỉnh sửa nhỏ và mỗi lần sửa mất rất nhiều thời gian. 

“Vì lỡ đưa tiền cọc nên mình chịu mất 50%, số tiền rơi vào khoảng hơn 3 triệu đồng và phải tự sửa lại bài luận văn. Dù bên viết thuê không chặn số hay chặn tin nhắn của mình nhưng mình cho rằng đây là một hành vi lừa đảo vì họ không làm đúng như cam kết”, T. bày tỏ sự thất vọng.

Bản án bị “che giấu”

Theo TS. LS Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp, việc thuê người khác viết luận văn, luận án sẽ cho ra đời các bằng giả. Trình độ năng lực của người được công nhận thạc sĩ, tiến sĩ cũng không đúng với bằng cấp mà họ đã có từ những bài luận được viết thuê.

anh-5_.jpg
TS. LS Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội. (Ảnh: NVCC)

“Dưới góc độ pháp lý, hành vi nhờ người khác viết thuê luận văn, luận án là hành vi vi phạm pháp luật, không trung thực trong hoạt động nghiên cứu khoa học. Nếu phát hiện ra điều này thì cơ sở giáo dục đào tạo có quyền đình chỉ, hủy bỏ kết quả nghiên cứu đối với học viên đó.

Trường hợp phát hiện ra người được công nhận học vị thạc sĩ, tiến sĩ mà luận văn, luận án không phải do người này viết thì các bằng cấp có thể bị thu hồi; nếu là công chức, viên chức thì có thể bị xem xét xử lý kỷ luật”, Luật sư Cường khẳng định.

Cũng theo ông, trong trường hợp người bỏ tiền thuê viết luận văn, luận án nhưng người nhận tiền không viết, người thuê có thể trình báo sự việc đến cơ quan chức năng để được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự hoặc theo trình tự xác minh tin báo tố giác tội phạm.

Tuy nhiên, trên thực tế, người thuê viết tiểu luận, luận văn, luận án thường xấu hổ, không dám trình báo sự việc với cơ quan chức năng khi bị lừa tiền. Chính vì vậy, những hành vi lừa đảo bằng hình thức quảng cáo viết luận thuê xuất hiện ngày càng nhiều.

Để giảm thiểu các hành vi vi phạm, ngăn chặn tình trạng viết thuê luận văn, luận án, các cơ quan chức năng trong việc đảm bảo an ninh an toàn mạng cần phải tăng cường các biện pháp kiểm soát để kịp thời. “Đối với các đối tượng thực hiện hành vi lừa đảo, thu lợi bất chính từ hoạt động viết thuê luận văn, luận án sẽ bị xử lý bằng chế tài nghiêm minh của pháp luật”, Luật sư Cường nói thêm.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN