Ngủ muộn dễ dẫn đến chứng trầm uất
(Sóng Trẻ) - Theo Tổ chức Y tế thế giới, rối loạn giấc ngủ là một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng của thế kỷ 21, chiếm 35% dân số. Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội thì rối loạn giấc ngủ ngày càng phổ biến hơn. Mỗi ngày bạn nên ngủ bao nhiêu giờ là đủ, làm thế nào để có một giấc ngủ nn và sâu? Với riêng sinh viên, giấc ngủ có tác dụng như thế nào đối với sức khỏe của bạn? Hãy cùng chúng tôi khám phá dưới đây!!!
Tại sao sinh viên thường đi ngủ muộn?
Trong xã hội hiện đại ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, con người bị guồng quay của công việc cuốn vào và thời gian để dành cho giấc ngủ cũng không còn nữa, đặc biệt là các bạn sinh viên thì giấc ngủ dường như không được quan tâm đúng mức.
Các nguyên nhân được đưa ra là: Do sức hấp dẫn của các trò chơi điện tử, internet, các trang mạng xã hội làm cho tỉ lệ sinh viên muốn đi ngủ đúng giờ càng ngày càng hiếm. Các chương trình truyền hình ngày càng cố thu hút khán giả về phía mình dưới mọi hình thức làm cho ai đã xem thì không thể dứt ra được.
Chơi game là nguyên nhân chính khiến cho các bạn sinh viên ngủ muộn.
Nài ra một nguyên nhân nữa đó là thường các bạn sinh viên đi học xa nhà, thiếu sự quản lý của bố mẹ, đi làm thêm, nên tối về muộn hoặc lo lắng việc làm nên cũng thường đi ngủ muộn. Bạn Thắng sinh viên năm 3, trường SaTa Aptech chia sẻ: “Mình thường xuyên đi ngủ muộn vì mình ở tập thể đông người nên muốn đi ngủ muộn cũng rất khó, nhiều lúc thì lại thức xem bóng đá nên cũng không để ý thời gianJ”.
Những trằn trọc về chuyện tình yêu tuổi mới lớn cũng khiến cho các bạn đi ngủ muộn. Nài ra ăn quá no, đau đầu, đau dạ dày… những thực thể bệnh lý như vậy cũng làm cho giấc ngủ của chúng ta bị gián đoạn và dẫn đến ngủ không nn giấc.
Đi ngủ muộn kéo theo rất nhiều những hệ lụy: Đến lớp thì ngủ gật, không tập trung nghe giảng, sắc mặt kém tươi tắn, dậy muộn sẽ làm cho đồng hồ sinh học của chúng ta bị trật nhịp, ảnh hưởng đến sức khỏe. Nài ra ngủ muộn còn làm đãng trí, huyết áp dao động dễ dẫn đến trầm uất. Những bạn ngủ muộn nhưng ngày hôm sau phải dậy sớm đi học, đi làm sẽ cảm thấy tinh thần bứt rứt, không thoải mái, không có tâm trí làm việc, đôi khi còn tỏ ra cáu gắt…
Ngủ muộn gây mất tinh thần, ức chế.
Giải pháp để có một giấc ngủ nn và sâu
Một giấc ngủ sớm sẽ đem lại tinh thần thoải mái
Công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ và Nhật Bản đã chứng minh, khi chúng ta ngủ cơ thể tiết ra những hormon cần thiết có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch từ đó có tác dụng chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn, virut gây bệnh, bổ sung dinh dưỡng và ôxy cho làn da.
Theo quan sát thì trong mỗi giờ học trên lớp của các bạn sinh viên, những bạn nào có giấc ngủ đủ, và nn thì tinh thần học tập cao hơn, tiếp thu bài nhanh hơn vì thế kết quả học tập cũng cao hơn.
Đối với sinh viên khi đi học xa nhà và những bạn sinh viên không ngủ đúng giờ cần thực hiện những điều sau đây để có được giấc ngủ nn: Thường mỗi ngày chúng ta nên ngủ 7-8 tiếng/ngày, và giờ ngủ hợp lý của các bạn sinh viên là 22h. Để có giấc ngủ nn bạn cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, tập thể dục hợp lý, đảm bảo mức ánh sang vừa đủ trong phòng ngủ. Cần giữ cho phòng ngủ thoáng mát, tránh tác động từ bên nài như tiếng ồn…
Đối với những bạn quen đi ngủ muộn thì bây giờ hãy bắt đầu tập thói quen đi ngủ sớm bằng cách điều chỉnh giờ ngủ từ từ, nhích dần lên, bao giờ đạt được 22h thì dừng lại. (bởi trước mức 22h là mức của người già).
Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của mỗi chúng ta, đặc biệt là sinh viên đang trong độ tuổi học tập và rèn luyện, ngủ là lúc chúng ta nghỉ ngơi và thư giãn, có nhiều điều thú vị về giấc ngủ mà bạn nên điều chỉnh và chăm sóc cho giấc ngủ của mình.
Hoàng Bích