Người đàn bà bán cá mù… không muốn là gánh nặng của ai

(Sóng trẻ) - Dù đôi mắt không còn nhìn thấy nhưng hằng ngày cô Tuệ vẫn đi chợ bán cá mưu sinh với ý nghĩ không muốn là gánh nặng người khác khi cô còn lao động được.


Mắt kém do bẩm sinh


Cô Đoàn Thị Tuệ (sinh năm 1963), quê ở huyện Kim Động, Hưng Yên lên Hà Nội kiếm sống bằng nghề bán cá hơn 5 năm nay tại chợ Hàm Tử Quan. Những ngày đầu lên thành phố mưu sinh, mắt cô vẫn còn nhìn thấy mờ mờ nhưng giờ đã có tuổi mắt không còn nhìn thấy gì nữa, chỉ còn phân biệt trời sáng hay tối.


Cô tâm sự: “Ngay từ khi sinh ra mắt cô đã mờ rồi. Ngày còn bé vẫn đi học, làm việc bình thường. Nhưng càng ngày mắt càng mờ, năm cô 32 tuổi là mắt mờ rõ rệt, nhìn người xung quanh chỉ thầy mờ mờ thôi. Bây giờ thì cô chỉ nhìn thấy hình dáng mờ nhòe chứ không thấy gì cả”.


d624dbcfa_anh_1.jpg


Cô Tuệ luôn vui vẻ, lạc quan sống dù đôi mắt không nhìn thấy gì

Cô Tuệ sinh ra trong gia đình có 5 người con. Giờ cô chỉ còn mẹ, bố đã mất từ lâu. Hai em trai của cô cũng bị mắt kém như cô. Họ đều lập gia đình nhưng kinh tế cũng không khá giả. Vì thế, cô không muốn làm khổ ai, tự thân lên thành phố kiếm sống.


Cô chia sẻ: “Ngày trước, tuy nhà cô không có nhiều tiền nhưng bố mẹ vẫn cố gắng cho mấy chị em đi khám để chạy chữa. Nhưng bệnh của cô là do bẩm sinh nên không thể chữa được cháu ạ! Nhưng cô vẫn luôn lạc quan, hy vọng một ngày sẽ chữa được mắt sáng trở lại”.


Một mình lên Hà Nội không người quen biết, đôi mắt lại không thể nhìn thấy, cô Tuệ sinh hoạt như một người mù thật sự. Cuộc sống khó khăn, bởi cô đi đâu cũng là nhờ vào đôi chân. Nhiều khi cô đi còn bị vấp ngã, rơi xuống hố, hay đi chợ bán cá thì bị kẻ gian lừa lấy tiền, bị cướp hết tiền,…


Không muốn trở thành gánh nặng


Mặc dù đôi mắt cô không nhìn thấy được nhưng cô vẫn không muốn trở thành gánh nặng của bất cứ ai bởi cô vẫn còn sức lao động. Cô tâm sự “Cô vẫn còn sức khỏe, cô không muốn trở thành gánh nặng của người khác. Cô làm được ngày nào thì vẫn sẽ làm, khi nào cô không thể làm được nữa thì sẽ nhờ tới mọi người giúp đỡ cô”.


Cô biết mắt mình kém, ở quê không làm được gì nên cô đã quyết định một thân một mình lên Hà Nội mưu sinh. Cô Tuệ không muốn làm phiền tới bất cứ ai trong gia đình hay họ hàng mình. Cô muốn tự bản thân lo cho mình khi còn làm được.


Từ khi lên Hà Nội, cuộc sống của cô vất vả hơn nhiều. Từ 3h sáng, cô thức dậy đi chợ bán cá. Cô đi ra chợ đêm Long Biên để lấy cá, tôm, mực về chợ Hàm Tử Quan bán. Đi chợ từ sớm nhưng gần 2h chiều mới về tới nhà bởi mắt cô kém, đường đi về nhà lại nhiều ngõ, ngách. Đến 5h chiều cô lại tiếp tục đi bán cá tiếp.


Cô nói trong nghẹn ngào: “Mỗi ngày, cô đi bán cá chỉ đủ tiền ăn, tiền phòng trọ, cũng dư được một ít để mua thuốc thang phòng khi đau ốm thôi”.


Ở nhà trọ, mọi việc cô đều tự làm. Từ việc ăn uống, tắm rửa hay giặt giũ, đi lại cô đều tự tay mình làm không nhờ vả tới ai. Cô cũng quen dần với việc sống tự lập nơi đây.


Đặc biệt, khi hỏi tại sao cô không lập gia đình để nhờ chồng, nhờ con thì cô cười và nói: “Cô mắt kém thế này, lấy người ta chỉ làm người ta khổ thôi. Cô không muốn ai khổ vì mình, không muốn ai vì cô mà khổ cả đời như thế. Cô cứ cố gắng làm tới khi nào không thể làm được nữa, khi ấy cô sẽ về quê ở với mẹ”.


Biết được hoàn cảnh khó khăn của cô, bà Diễm Hằng – Tổng Giám đốc thẩm mỹ viện Mimi Spa đã giúp đỡ cô, cho cô tới phòng khám Medelad ở 1A Yết Kiêu, Hà Nội khám mắt để chữa trị. Bác sĩ tại đây cũng nói rằng mắt của cô hỏng hoàn toàn võng mạc không thể chữa được và do bẩm sinh nên dù có đi khám sớm cũng không chữa được. Sau buổi khám, cô được gặp gỡ với nhà hảo tâm là bà Diễm Hằng. Nhà hảo tâm cũng chia buồn và cảm thông với số phận của cô, bà Diễm Hằng cũng ủng hộ cho cô 3 triệu đồng và khuyên cô Tuệ về quê, bà sẽ chu cấp cho hàng tháng đủ tiền ăn uống nếu cô nhận lời.


d624dbcfa_anh_2.jpg


Bà Diễm Hằng – Tổng Giám đốc thẩm mĩ viện Mimi Spa giúp đỡ cô Tuệ


Cô Tuệ xúc động nói: “Tôi cảm ơn nhà hảo tâm đã giúp đỡ tôi. Giờ tôi vẫn còn sức khỏe, tôi vẫn làm được nên tôi vẫn muốn đi chợ bán cá như thường ngày. Sau này khi tôi không còn lao động được nữa mà về quê sinh sống thì tôi cần tới sự giúp đỡ của nhà hảo tâm”.


Tấm lòng của mọi người dành cho cô, đấy cũng là nguồn động viên lớn nhất giúp cô sống lạc quan, vui vẻ hơn….

Nguyễn Thơm

Báo Mạng điện tử K32

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN