Người gieo hạt


(Sóng Trẻ) - Hàng năm, cứ đến ngày là dịp lớp lớp học trò bày tỏ lòng biết ơn, tình cảm chân thành của mình với những “người gieo hạt”. Những người đang ngày đêm miệt mài bên trang giáo án, nâng bước học trò vào tương lai…

Tận tuỵ “gieo” hạt

Âm thầm, lặng lẽ, thầy cô đã chọn cho mình một nghề vĩ đại – nghề trồng người. Và họ được ví như những “người lái đò” cần mẫn,“người gieo hạt”, tận tuỵ, gieo vào trong tâm trí mỗi cô cậu học trò “hạt giống tri thức”.

Không kể ngày, đêm, mưa, gió, hay cả những mùa đông lạnh buốt, mùa hè nắng oi ả “người gieo mầm tri thức” vẫn mệt mài bên trang giáo án. Mỗi bài giảng là cả say mê, nhiệt huyết thầy cô truyền cho chúng ta.

Các giảng viên của Học viện Báo chí và Tuyên truyền như cô Bích Liên, cô Trường Giang… dạy tôi viết từng câu, từng chữ trong một bài báo, cô Thanh Tịnh, Kim Thanh… dạy tôi cách làm một chương trình phát thanh, hay một phóng sự. Và rất nhiều, rất nhiều thầy, cô đã dạy tôi nhiều điều thú vị tôi không thể kể hết. Chỉ có những “người gieo hạt” tận tuỵ mới cho tôi những điều như thế!

Có lần nhóm chúng tôi làm bài tập môn phát thanh, bàn về cuốn sách “Sát thủ đầu mưng mủ”. Tôi  đã gọi điện mong phỏng vấn cô Ánh Hồng – giảng viên khoa Văn hoá học – Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Nhưng cô đang đi công tác ở Sóc Trăng. Không để tôi phải bối rối vì  không tìm được chuyên gia cô đã giới thiệu thầy Trung (khoa Văn hóa học), thầy đã giúp đỡ chúng tôi nhiệt tình.

Người sinh ra ta là cha mẹ, nhưng người dạy ta từ nét chữ, câu văn đến dáng đứng, lời nói là các thầy cô – những người cha, người mẹ thứ hai. Dù bằng cách này hay các khác “người gieo hạt” vẫn đam mê, vẫn tìm tòi, vẫn sáng tạo ra những các dạy hay, đầy thú vị để “gieo” con chữ vào lòng, vào trí óc của những cô cậu sinh viên đầy mơ mộng.

Gieo mãi…

“Khi tóc thầy bạc, tóc em vẫn còn xanh, khi tóc thầy bạc trắng chúng em đã khôn lớn rồi”. Những câu hát chứa đựng công ơn dạy dỗ của “người gieo hạt”. Và rồi thời gian đã làm tóc người thầy “bạc đi” nhưng cũng một phần tóc họ bạc đi vì bụi phấn. Họ không phải là những ông bụt hay cô tiên trong những câu chuyện cổ tích, họ là những con người như những con người bình thường khác. Nhưng họ khác ở tấm lòng, bộ óc không biết ngừng nghỉ.

Tôi vẫn không quên hình ảnh của người thầy dạy môn Lịch sử Việt Nam thầy Cao Văn Liên, mặc dù thầy đã già nhưng không vì thế mà giờ giảng tẻ nhạt. Thầy có cách dạy riêng, có cách “gieo” riêng và có một tấm lòng riêng…

2038db4db_692.1.jpg
Thầy cô giáo, những người mãi tận tụy gieo mầm hạt.

Nếu người ta ví nghề báo là nghề nghiệt ngã, nghề của những khó khăn, vất vả thì ngề giáo cũng vậy. Họ đều là những nhà văn hoá lớn trong hàng nghìn  những nhà văn hoá vĩ đại. Họ vẫn gieo, gieo mãi trong lòng biết biết thế hệ những điều hay, lẽ phải, những đạo lý làm người.

Không ít ta mắc lỗi lầm những với tấm lòng bao dung, độ lượng thầy cô đã bỏ qua, tha thứ. Mỗi lần như thế, chúng ta thầm nói lời cảm ơn và thấy ân hận với những “người gieo hạt” và rồi cũng tự viết vào nhật kí “mình sẽ không bao giờ vi phạm”.

Dù mai đây có đi đến đâu, có làm nghề này hay nghề khác tôi vẫn không quên công ơn dạy dỗ của thầy cô. Những người thầy vĩ đại đưa hết lớp học trò này lớn họ lại nuôi những lớp học trò khác và cứ thế, cứ thế “gieo” không ngừng nghỉ. Cũng chính lòng tận tuỵ đấy “người gieo hạt” vẫn sống mãi, sống mãi trong tâm trí tôi…

Người gieo hạt cứ gieo hoài, gieo mãi…

Nguyễn Hạnh
Lớp Truyền hình K29 A2
Học viện Báo chí – Tuyên truyền.

 
 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN