Người lính già và cây đàn Ting ning
(Sóng trẻ)-Trong tiết trời se lạnh của những ngày cuối năm, hòa vào dòng du khách chúng tôi tìm về Làng Văn Hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (tại Đồng Mô, thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội). Tôi thong dong xe máy vào khu làng các dân tộc Việt Nam, dừng chân tại trước cổng làng của người đồng bào Xơ Đăng. Cuốn hút bước chân chúng tôi là những âm thanh du dương vang ra từ nhịp gõ, tiếng vỗ tay, tiếng đàn. Trong trang phục truyền thống của mình, mỗi người một nhạc cụ: T-’rưng, Bloong pút, Ting ning với những điệu nhảy theo nhịp của các cô gái xinh đẹp Xơ Đăng. Chúng tôi được thưởng thức “bữa tiệc âm nhạc” đậm chất Tây Nguyên, bên lời thuyết trình mộc mạc của chính người con gái Xơ Đăng về những lời ca, câu hát…
ông A Tủi bên cây đàn Ting ning
Ông A Tủi (khối 5, thị trấn Đăk Tô, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum) năm nay đã nài 65 tuổi dáng người nhỏ nhắn, rắn chắc, vẻ mặt nghiêm nghị, lặng lẽ chỉnh sửa nhạc cụ của mình sau giờ biểu diễn. Ông là người dân tộc Xơ Đăng, đến với làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam đã hơn hai tháng nay. Cùng với ông, tại khu làng dân tộc Xơ Đăng có tổng cộng 9 người. Ông sử dụng nhạc cụ có tên gọi là Ting ning.
Được ông A Tủi, cho biết: “Nguyên liệu làm nhạc cụ là từ ống nứa, lồ ô, chọn lấy cây già, lóng phải dài, đặc trưng ở vùng núi Đăk Tô, tỉnh Kon Tum. Ở nơi đây, ống nứa, ống lồ ô không dầy, và cũng không mỏng khi gõ phát ra những âm thanh du dương, vi vu và vang xa”. Với 10 dây đàn, dưới bàn tay khéo léo của ông A Tủi cây Ting ning phát ra những âm thanh thật dễ chịu và nhẹ nhàng.
Chị Lương Quỳnh Anh, nhân viên Phòng Nghiệp vụ - Tổ chức sự kiện, cho biết: “Người Xơ Đăng tại đây, là một bản làng thu nhỏ, mọi sinh hoạt tập quán, lối sống đều mang sắc thái, đặc trưng riêng, hòa quyện cùng với 53 dân tộc anh em, tạo nên một bức tranh thống nhất và đa dạng của nền văn hóa Việt Nam”.
Bên cây đàn Ting ning, ông A Tủi, chia sẻ: “Theo tiếng gọi của Đảng, tôi vào quân ngũ năm 1971, đã từng tham gia vào Chiến dịch giải phóng Đắc Tô - Tân Cảnh (1972), Chiến dịch Tây Nguyên, rồi Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975); là Chỉ huy trưởng, Ban CHQS huyện Đắc Tô (1979 - 1994). Nay là cán bộ hưu, được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum giới thiệu tham gia tại Làng Văn Hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam. Với tôi, đây là niềm vui, niềm tự hào được đại diện cho hơn một ngàn người Xơ Đăng giới thiệu truyền thống, văn hóa đặc sắc của dân tộc mình đến với 53 tộc khác. Tại đây, chúng tôi có điều kiện giao lưu văn hóa, tìm hiểu về phong tục, tập quán, ẩm thực của nhau”.
Nhấp ngụm cà phê ông tiếp tục câu chuyện: Những ngày trong quân ngũ, vào những đêm trăng đầy thơ mộng và rất lính, tôi đã đưa âm thanh du dương của tiếng đàn Ting ning vang xa. Tiếng đàn là tiếng lòng người lính gửi về hậu phương, nơi có những người yêu thương vẫn luôn chờ đợi và ngóng trông. Ting ning phát ra những âm thanh dịu dàng, nhẹ nhàng ru đồng đội vào giấc ngủ say sau những chặng hành quân dài. Có những lúc, chính tiếng đàn Ting ning như một liều thuốc gây mê, làm cho đồng đội quên đi sự đau nhức từ vết thương do kẻ địch gây ra.
Người Xơ Đăng cũng giống như các dân tộc thiểu số khác ở khu vực Tây Nguyên, họ có rất nhiều lễ hội gắn liền với đời sống, và sản xuất nông nghiệp như: Lễ hội Ăn mừng lúa mới, Lễ cầu mùa để tạ ơn thần lúa cho mùa màng bội thu, Lễ bắt máng nước...
Theo ông Nguyễn Hồng Thái, Trưởng phòng Nghiệp vụ và Tổ chức các sự kiện: “Lễ hội Ăn mừng lúa mới là một trong những lễ hội thường được tổ chức vào tháng 10 (âm lịch) khi lúa đã chín và đồng bào người Xơ Đăng bắt đầu thu hoạch và mở hội ăn mừng lúa mới. Vừa qua, chúng tôi có tổ chức cho đồng bào Xơ Đăng tái hiện lại Lễ hội Ăn mừng lúa mới, ông A Tủi đóng vai già làng, chủ lễ mừng lúa mới. Lễ hội đã thu hút hàng ngàn lượt khách đến tham quan. Bên cạnh đó, chúng tôi luôn tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào giới thiệu các sản phẩm đặc trưng của mình đến với du khách”.
Tại khu làng của đồng bào Xơ Đăng du khách nài thưởng thức những âm thanh du dương từ những nhạc cụ truyền thống, còn được nhâm nhi những ngụm cà phê Tây Nguyên thơm, nn và mua những món quà kỷ niệm là khăn choàng, túi thổ cẩm, túi xách … do chính những bàn tay khéo léo của họ làm ra.
Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam sẽ là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa của các dân tộc, là điểm đến của du khách trong và nài nước khi tìm hiểu văn hóa các dân tộc Việt. Những người như ông A Tủi sẽ là sợi dây kết nối mọi người gần lại nhau hơn.
Lê Tây
Lớp K37b.bqp
Cùng chuyên mục
Bình luận