Triển lãm Khê La: Tôn vinh nghề dệt truyền thống

(Sóng trẻ) - Ngày 9/10, tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám, triển lãm trưng bày “The La – Ngàn năm canh cửi” chính thức khai mạc. Sự kiện thu hút sự tham gia đông đảo của các đại biểu, nghệ nhân, và khán giả yêu thích văn hóa truyền thống. 

Sự kiện có sự góp mặt của nhiều đại biểu đến từ nhiều đơn vị công tác văn hóa. Ông Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám; TS Trần Đức Nguyên, Trưởng khoa Di sản Văn hoá, Đại học Văn hoá Hà Nội; TS Đỗ Trần Phương, Phó trưởng khoa Du Lịch, Đại học Văn Hoá Hà Nội; TS Trần Diễm Hằng, Trưởng khoa Du lịch, Đại Học Hòa Bình; TS Nguyễn Phương Thảo, Trưởng khoa Du lịch, Đại học Công Nghiệp Hà Nội; ThS Chu Khánh Linh, Phó Trưởng khoa Điều hành, Khoa du lịch, Đại học Văn Hóa Thành phố Hồ Chí Minh; Bà Nguyễn Hồng Vân,Trưởng phòng Hướng Dẫn Chi nhánh Công ty TNHH Dịch vụ Lữ Hành Saigontourist; nghệ nhân Lê Đăng Toản cùng nhiều người thợ lành nghề của làng La Khê.

1.png
Lễ khai mạc trưng bày 'The La – Ngàn năm canh cửi' tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. (Ảnh: Như Ý)

Phát biểu khai mạc tại triển lãm, ông Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, đặc biệt nhấn mạnh: “Trong không gian nhà Thái học cổ kính của Văn miếu Quốc Tử Giám có sự xuất hiện của tinh hoa áo dài làng nghề La Khê, những chiếc áo dài với hình ảnh di sản Hà Nội. Điều đó hết sức đặc biệt. Chúng tôi thấy được sự tiếp nối tạo ra dòng chảy văn hóa, sự tiếp nối hy vọng về hoạt động của các làng nghề qua việc sáng tạo nghệ thuật”. 

3.png
Ông Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám còn bày tỏ lòng biết ơn tới nghệ nhân Lê Đăng Toản và những người thợ thủ công tại làng nghề La Khê. (Ảnh: Như Ý)

Tại buổi lễ, ông Nguyễn Bao Hòa, nguyên Phó Chủ tịch UBND phường La Khê, người có công lớn trong việc khôi phục, bảo tồn nghề dệt the truyền thống, chia sẻ đầy xúc động: "Triển lãm là dịp để chúng ta có thể tôn vinh một trong những tinh hoa của nghề dệt cổ truyền Việt Nam. Làng lụa La Khê trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử và trở thành một trong những cái nôi của nghệ thuật dệt lụa Việt Nam. Những người thợ lành nghề, tài hoa của làng La Khê gìn giữ và phát triển nghề dệt truyền thống. Những đóng góp to lớn đó không sao kể xiết”.  

2.png
Ông Nguyễn Bao Hòa, nguyên Phó Chủ tịch UBND phường La Khê bộc bạch nỗi niềm biết ơn của mình tại triển lãm. (Ảnh: Như Ý)

Không gian trưng bày mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống với các sản phẩm vải the, lụa, và cổ phục như áo dài. Đặc biệt, khu vực trải nghiệm dệt vải trên khung cửi phỏng cổ mang lại cảm giác gần gũi, giúp khách tham quan hình dung về quá trình dệt vải thủ công của người dân La Khê xưa. Một điểm nhấn khác của trưng bày là bộ sưu tập áo dài tái hiện lại năm biểu tượng văn hóa của Hà Nội, được trình bày nhân dịp kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô và Ngày Phụ nữ Việt Nam.

Không gian trưng bày các sản phẩm vải the, lụa và cổ phục tại triển lãm 'The La – Ngàn năm canh cửi”. (Ảnh: Như Ý). 
Không gian trưng bày các sản phẩm vải the, lụa và cổ phục tại triển lãm 'The La – Ngàn năm canh cửi”. (Ảnh: Như Ý). 

Tham gia buổi triển lãm, cô Trịnh Thị Bích Liên, chuyên gia ẩm thực Việt Nam đang định cư tại Anh Quốc cho biết: “Hiện tại, tôi đang sống và làm việc tại nước ngoài. Nhưng, khi thu về, tôi trở lại Việt Nam để cảm nhận không khí đặc biệt nơi đây. Trong không gian triển lãm ‘The La - Ngàn năm canh cửi’, tôi cảm thấy cảm động khi người trẻ dám đứng lên, giữ lửa văn hóa cho làng mình. Từ đó, tôi hy vọng vào một tương lai làng lụa sẽ mãi được tiếp nối, sự tinh tế của lụa, the của Việt Nam sẽ là dấu ấn văn hóa đặc sắc, được lan rộng với bạn bè quốc tế”.

4.png
Khách tham quan trải nghiệm dệt vải trên khung cửi phỏng cổ tại triển lãm. (Ảnh: Như Ý) 

Triển lãm “The La – Ngàn năm canh cửi” là lời tri ân sâu sắc đến những thế hệ nghệ nhân làng La Khê, người đã gìn giữ và phát triển nghề dệt truyền thống qua bao thăng trầm lịch sử. Đồng thời, sự kiện còn là cơ hội để công chúng hiểu thêm về giá trị văn hóa và nghệ thuật của nghề dệt vải the, một phần không thể thiếu trong bức tranh văn hóa Việt Nam.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật5 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN