Người nhặt rác
(Sóng Trẻ) - Nước da đen, mái tóc đã bạc, bộ quần áo cũ kĩ, một bên vai bạc màu, một bên rách, trên tay là chiếc túi đựng đầy chai, lọ, những mẩu bánh mì đã hỏng bị vứt đi bên bãi rác…
Chiều nào cũng vậy, khi tan trường, tôi lại bắt gặp bác Tư tại bãi rác công cộng. Những thứ mà người khác cho là rác thì bác lại coi đó là “sự hào phóng” của cuộc đời dành cho mình.
“Những thứ rác rưởi là cái người đời hào phóng để lại cho bác”
Công việc của bác là dọn vệ sinh cho những khu tập thể. Cứ như người ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng, bác Tư cần mẫn dọn dẹp sạch sẽ những thứ rác thải mà nhiều người “vô tư” vứt bừa bãi. Ngày nắng hay ngày mưa, bác đều có mặt.
Sống tại một xóm lao động nghèo cùng người vợ làm nghề bán hàng nước, ngày nào bác Tư cũng chăm chỉ với công việc này. Bác làm nghề đã lâu, nhưng không phải là người biên chế của công ty môi trường. Bác nhận lại công việc của người khác. Hàng tháng thu nhập chẳng được bao nhiêu, nhưng “thỉnh thoảng nhạt được cái chai, cái lọ cũng qua ngày…” – bác tâm sự.
Nhũng thứ thu được sau ngày làm việc.
Trên khuôn mặt đầy những nép nhăn khắc khổ, trong phút chốc đôi mắt sáng lên… Vẫn có những người thỉnh thoảng m chai lọ, giấy vụn đem qua cho bác. Không phải vì tiền mà ít ra nơi tấp nập và xô bồ này, người ta vẫn còn có tình người để rọi sáng bước đi.
“Tôi chỉ mong sao mọi người biết giữ gìn vệ sinh chung” – câu nói của bác khi chia tay. Nhìn những khoảng sân sạch sẽ, khu tập thể bắt đầu đi vào nghỉ ngơi sau một ngày dài, chỉ còn bóng bác cùng chiếc tải đựng đồ từ bãi rác khuất dần…
Chiều nào cũng vậy, khi tan trường, tôi lại bắt gặp bác Tư tại bãi rác công cộng. Những thứ mà người khác cho là rác thì bác lại coi đó là “sự hào phóng” của cuộc đời dành cho mình.
“Những thứ rác rưởi là cái người đời hào phóng để lại cho bác”
Công việc của bác là dọn vệ sinh cho những khu tập thể. Cứ như người ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng, bác Tư cần mẫn dọn dẹp sạch sẽ những thứ rác thải mà nhiều người “vô tư” vứt bừa bãi. Ngày nắng hay ngày mưa, bác đều có mặt.
Sống tại một xóm lao động nghèo cùng người vợ làm nghề bán hàng nước, ngày nào bác Tư cũng chăm chỉ với công việc này. Bác làm nghề đã lâu, nhưng không phải là người biên chế của công ty môi trường. Bác nhận lại công việc của người khác. Hàng tháng thu nhập chẳng được bao nhiêu, nhưng “thỉnh thoảng nhạt được cái chai, cái lọ cũng qua ngày…” – bác tâm sự.
Nhũng thứ thu được sau ngày làm việc.
Trên khuôn mặt đầy những nép nhăn khắc khổ, trong phút chốc đôi mắt sáng lên… Vẫn có những người thỉnh thoảng m chai lọ, giấy vụn đem qua cho bác. Không phải vì tiền mà ít ra nơi tấp nập và xô bồ này, người ta vẫn còn có tình người để rọi sáng bước đi.
“Tôi chỉ mong sao mọi người biết giữ gìn vệ sinh chung” – câu nói của bác khi chia tay. Nhìn những khoảng sân sạch sẽ, khu tập thể bắt đầu đi vào nghỉ ngơi sau một ngày dài, chỉ còn bóng bác cùng chiếc tải đựng đồ từ bãi rác khuất dần…
Nông Thị Mơ
Lớp Phát thanh K.30
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Lớp Phát thanh K.30
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận